1. Ly hôn với chồng là sĩ quan quân đội ở đâu ?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số tư vấn như sau
Đơn xin ly hôn (thuận tình), Đơn khởi kiện ly hôn (đơn phương) có mẫu sẵn. Theo luật thì không yêu cầu đơn ly hôn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng do nhận thức của người dân chưa cao, nội dung đơn xin ly hôn thường được viết không đầy đủ nên tòa án thường cung cấp một mẫu sẵn để người dân điền vào đó đảm bảo các nội dung theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể sử dụng mẫu đơn do Luật LVN Group cung cấp hoặc do tòa án vấn đề nằm ở chỗ nội dung của đơn có đầy đủ không, theo luật đơn ly hôn phải có thỏa thuận: Lý do xin ly hôn; Con (quyền nuôi con và trợ cấp); tài sản chung và tài sản riêng.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính/ bản sao công chứng);
– CMND và hộ khẩu;
– Giấy khai sinh các con (nếu đã có con);
+ Các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình:
– Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu/khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.
+ Cơ quan giải quyết ly hôn:
– Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của một trong hai bên vợ chồng
– Trường hợp ly hôn đơn phương chị phải nộp đơn tại tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú làm việc.
1. Thẩm quyền giải quyết của tòa án huyện
Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 33 của Bộ luật này;
– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
Theo quy định trên, bạn phải gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nơi cư trú của chồng bạn. Nơi cư trú được xác định theo quy định của Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn. Theo đó, Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Ngoài ra, vì chồng bạn là công nhân quốc phòng nên bạn có thể xác định nơi cư trú theo Điều 16 Luật Cư trú về nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân:
– Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
– Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ đối với vụ án ly hôn của bạn được xác định là một trong hai nơi, cụ thể:
– Trường hợp thứ nhất: Nếu chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú như nêu trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nơi chồng bạn cư trú;
– Trường hợp thứ hai: Nếu chồng bạn không có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc tòa án nơi đơn vị của chồng bạn đóng quân.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Ly hôn khi không chung sống được với chồng ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
2. Tư vấn chia tài sản và thanh toán nợ khi ly hôn ?
Luật sư trả lời:
– Về việc chia tài sản:
Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Về việc chia tài sản, nếu như vợ chồng chị có tài sản chung thì tài sản này sẽ được chia theo quy định của pháp luật, thông thường sẽ là chia đôi, tuy nhiên, nếu như chị chứng minh được công sức đóng góp của mình nhiều hơn trong việc tạo lập, duy trì tài sản này hoặc chồng chị có lỗi trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì tòa án có cơ sở để chia cho chị mức cao hơn.
– Về nợ chung:
Trường hợp khoản nợ này là nợ chung của hai vợ chồng chị thì hai vợ chồng chị sẽ cùng phải gánh chịu. Khi vợ chồng chị phát sinh việc ly hôn, nếu như ngân hàng có đơn yêu cầu vợ chồng chị thanh toán các khoản nợ thì vợ chồng chị phải thanh toán các khoản nợ này.
Vì ngân hàng là bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, nên Tòa án cũng sẽ giải quyết yêu cầu của bên ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Việc thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng có thể thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản khác theo thỏa thuận của các bên.
Số tài sản của vợ chồng chị sẽ được chia theo quy định của pháp luật, trường hợp hiện tại chị chưa có chỗ ở thì chị vẫn được quyền lưu cư lại ngôi nhà nơi chị đang sống 06 tháng để tìm nơi ở mới (Điều 63 Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
3. Làm sao để ly hôn khi chồng không ký vào đơn ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn và cả chồng bạn đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, khi chồng bạn không đồng ý ly hôn bạn có thể yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định tại Điều 56 “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp và quy định của pháp luật thì khi bạn đưa ra được nhưng bằng chứng chứng minh choviệc chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ thụ lý đơn của bạn.
Trường hợp bạn đưa ra được bằng chứng, Tòa án xét thấy có căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ thụ lý đơn:
Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Ly hôn đơn phương trong trường hợp “bị Tòa án tuyên bố mất tích”?
4. Thời gian nhanh nhất ly hôn đơn phương là bao lâu ?
Trả lời:
Theo thông tin mà chị cung cấp, hôn nhân của chị với người chồng lại hôn nhân hợp pháp, nay chị muốn ly hôn thì thủ tục ly hôn được giải quyết theo quy định chung của pháp luật. Khoản 1, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, chị có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
– Bản sao giấy khai sinh của các con.
* Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của chồng chị (bị đơn) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Theo đó, “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;”. Tại điểm a, khoản 1, Điều 35 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này chị nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng (mà chị biết).Lưu ý rằng, theo quy định của Khoản 1 Điều 40 Bộ luật dân sự 2015, thì “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2.Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.”
Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, BLTTDS 2015 chị có nghĩa vụ “ Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.”. Do đó chị cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của chồng chị cho tòa án nơi chị nộp đơn.
Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của chị, theo quy định tại Điều 170 BLTTDS năm 2015, tòa án có nghĩa vụ “Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.”. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 179 BLTTDS, như sau:
“2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.”
Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng chị cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng chị vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 227 BLTTDS).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Có phải về nơi đăng ký kết hôn trước đây để ly hôn không ?
Trả lời:
=> Nếu bạn với chồng bạn ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện TP-BĐ hay DX-QN đều được.
Nếu bạn ly hôn đơn phương thì bạn buộc phải nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện DX-QN nơi chồng bạn cư trú mới có thẩm quyền giải quyết.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Giờ tôi muốn lý hôn nhưng ko có giấy đăng ký kết hôn tôi có li hôn được ko?
=> Hiện tại bạn muốn ly hôn mà bạn lại không có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Tòa án sẽ không giải quyết vì bạn thiếu thành phần hồ sơ. Trường hợp này bạn có thể đi làm lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc xin trích lục của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để hoàn thiện hồ sơ gửi lên Tòa án.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi lập gia đình năm 2007 và đến nay có được 2 con. Trong quá trình chung sống với chồng,chúng tôi cũng có 1 chút tài sản. Nhưng mâu thuẫn gia đình càng lúc càng lớn và vợ chồng tôi tự tách ra sống riêng. Và 2 con ở với mẹ. Nhưng trong khoảng thời gian sống riêng. Chồng tôi ko chu cấp cho 2 con hoặc nếu như có cũng chửi rủa,chì chiết. Tôi xin nói rõ là tài sản chung chúng tôi có được với nhau là xây dựng thành lập công ty. Ngay trước chỉ là cơ sở. Đến nay đã đổi thành Công ty TNHH MTV. Có sinh lợi nhuận hàng tháng. Ngay trước vợ chồng cùng nhau lập ra. Nhưng đến bây giờ thì tôi và 2 con không được gì. Nay,Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group. Là tôi muốn chia tài sản được hay không. Tôi và chồng chưa li hôn. Và cũng không muốn li hôn. Tôi chỉ hỏi xem là có được chia tài sản được hay không được. Nếu được thì Tôi cần phải làm như thế nào? Thủ tục ra sao? Và có 1 phần nữa tôi muốn hỏi. Khi cha chồng tôi mất. Có để lại đất đai cho chồng tôi. Và đã ra sổ đất đứng tên chồng. Vậy tôi muốn hỏi. Phần tài sản đó 2 con tôi có được hưởng gì hay không?
=> Hiện tại bạn chưa ly hôn và bạn cũng không muốn ly hôn thì bạn vẫn có thể yêu cầu chia tài sản chung trong quá trình hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
=> Khi cha chồng bạn mất có để lại mảnh đất cho riêng chồng bạn có quyền sử dụng, vậy con bạn chỉ có quyền đối với mảnh đất này theo diện thừa kế. Nếu không 2 con của bạn hoàn toàn không có quyền gì vơi mảnh đất này.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Anh trai tôi đã kết hôn và có 1 con gái 30 tháng tuổi, từ ngày cưới về chị dâu tôi không chịu đi làm, nếu có đi thì cũng chỉ được đôi ba tháng thì lại gây sự với những người làm chung. Khi cháu tôi 1 tháng tuổi, trong lúc anh tôi đi làm thì bà và con gái thuê xe đùm túm nhau về nhà họ với ý nghĩ là anh tôi sẽ theo về ở rể . Trong thời gian đó anh tôi vẫn tới lui thăm con và chu cấp cho con. Từ lúc đó chị tôi liên tục lên mạng chửi chồng, chửi gia đình chồng bằng lời lẽ rất thô tục. Hiện tại anh chị tôi đã được toà án giải quyết cho li hôn và chị dâu tôi được quyền nuôi con vì khi đó cháu tôi mới được 28 tháng. Li hôn xong chị dâu để cháu cho bà ngoại nuôi, 2 tháng sau chị đám cưới với người khác. Trong trường hợp này anh tôi có giành lại quyền nuôi con được hay không? Và anh tôi cần chứng minh những gì để được quyền nuôi con? Theo tôi được biết hiện tại cô ấy cũng không có thu nhập ổn định và đang ở bên chồng, trước đây cô ấy có góp 1 xe máy và vẫn chưa trả xong. Anh trai tôi đã có nhà riêng nhưng ở một mình buồn nên đi làm về hay ghé nhà mẹ tôi ăn cơm và ngủ lại. Anh tôi đi làm ca 12 tiếng được nghỉ 24 tiếng. Thu nhập 7 triệu/tháng, không có thiếu nợ và còn độc thân. Trường hợp cô ấy và chồng cô ấy đón cháu tôi về ở cùng, lúc đó cô ấy đang trực tiếp chăm sóc con thì tôi có được quyền nuôi con không? Hiện tại cháu tôi rất gầy ốm và suy dinh dưỡng, gia đình rất mong đón cháu về chăm sóc.
=> Vì hiện nay chị dâu cũ của bạn đã không trực tiếp nuôi dưỡng con nữa mà giao cho bà ngoại nuôi cháu. Vậy anh bạn có thể làm đơn yêu cầu Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn nhưng anh bạn phải có bằng chứng, băng ghi âm, ghi hình chứng minh việc chị dâu đã không trực tiếp nuôi con và khả năng kinh tế của chị ấy hiện giờ không ổn định, cũng không đủ để nuôi con thì mới có thể dành lại quyền trực tiếp nuôi con được.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi xin được hỏi thủ tục xin li hôn vắng mặt( cả 2 bên vợ chồng đều hiện không có mặt tại Việt Nam) thì cần những thủ tục gì và có thể tiến hành được hay không?
=> Hồ sơ như chúng tôi đã cung cấp và vẫn phải nộp tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên khi Tòa án triệu tập yêu cầu giải quyết 2 bên cần có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì có thể giải quyết được.
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Bác cháu ngoại tình (chính miệng bác trai thừa nhận với bác gái). Mang tiền đi cho nhân tình về hành hạ bác gái cháu cả về tinh thần và thể xác (đánh đập và dùng lời lẽ xúc phạm đến phẩm chất của bác cháu, ông bà cháu đã mất cũng bị bác lôi ra chửi bằng những từ ngữ rất vô đạo). Mặt khác bác gái cháu có ghi âm lại được cuộc nói chuyện điện thoại giữa bác trai và bồ. Cô kia xúi bác trai bỏ bác gái và bác trai đã tuyên bố sẽ làm đơn li dị. Cô kia còn Vòi tiền mua xe, mua trang sức. Trong khi cô kia cũng có gia đình và biết rõ hoàn cảnh của nhà bác gái cháu ra sao.Từ nhỏ đến lớn cháu chưa bao giờ thấy bác trai nặng lời với bác gái. Nhưng chỉ vì thời gian gần đây bác có quan hệ ngoài luồng nên như vậy. Cháu muốn hỏi nếu 2 bác cháu mà li hôn. Gia đình cháu muốn kiện cô kia vì tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác thì gia đình cháu cần làm gì, bằng chứng như thế nào để chứng minh cô kia chính là người làm cho gia đình bác cháu đổ vỡ.
=> Nếu cô ta trước đây đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì bạn mới có thể khởi kiện hình sự được. Nếu không thì bạn có thể trình báo lên cơ quan công an về hành vi của cô ấy, chứng cứ là những đoạn băng ghi âm của bác gái bạn và nếu có thì là những bức ảnh chụp việc cô gái đó vẫn qua lại với bác bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật hôn nhân – Công ty Luật LVN Group.