Nhìn chung lý thuyết này gắn với lý thuyết về nhu cầu của người tiêu dùng và công trình của K.Lancaster. Ý tưởng cơ bản ở đây là: không phái người tiêu dùng mong muốn có sản phẩm, mà muốn có các đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn, không phải người tiêu dùng có nhu cầu về nhà ở, mà có nhu cầu về khả năng tiếp cận cửa hàng, trường học. không khí trong lành, phong cảnh yên tĩnh và thanh bình, một cái ga ra, một phòng cho trẻ em chơi. Quy trình phân tích cũng tương tự như phương pháp phân tích đường bàng quan, nhưng người ta nhấn mạnh sở thích về các đặc tính của sản phẩm, chứ không phải chính sản phẩm. Cũng cần chú ý rằng râ’t khó sử dụng lý thuyết truyền thống để phân tích các sản phẩm mới, trong khi người ta dễ dàng sử dụng lý thuyết đặc tính bằng cách nêu ra những đặc trưng của chúng so với những sản phẩm hiện có. Lý thuyết đặc tính có một số ảnh hưởng tới các công trình nghiên cứu kinh tế về nhu cầu nhà ở và ước tính giá của “những hàng xấu” không được mua bán trên thị trường như tiếng ổn và ô nhiễm không khí.

Lý thuyết gia tốc (accelerator theory). Xem nguyên lý tăng tốc.