1. Cuộc đời Friedrich von Wieser

Friedrich von Wieser sinh ở Vienna năm 1851 trong gia đình quý tộc. Ở tuổi 17, ông vào Đại học Vienna học ngành luật. Sau khi tốt nghiệp năm 1872, Wieser vào làm trong một cơ quan chính phủ trong thời gian ngắn, thời gian này ông nghiên cứu kinh tế. Với tiền trợ cấp đi đường và cùng với người bạn thời niên thiếu (sau này là anh rễ ông), Eugen von Bohm- Bawerk, Wieser nghiên cứu kinh tế học ở Đại học Heidelberg (thời Karl Knies), Jena, và Leipzig. Cũng rất ấn tượng với quyển Principles của Menger, trong khi ở Đức, Wieser viết chuyên đề nghiên cứu về giá trị hình thành cơ sở tư tưởng sau này của ông. Năm 1884 ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học tại Đại học Gezman ở Praque. Năm 1903, Wieser đảm nhận vị trí của Menger ở Đại học Vienna.

Năm 1914, Eugen Böhm von Bawerk qua đời, đánh dấu sự kết thúc của tình bạn trọn đời và giáng một đòn mạnh vào Wieser.

Năm 1917, Wieser được phong là thành viên của Nhà Lãnh chúa Áo và được phong tước vị Nam tước . Ông cũng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Nội các Áo, mà ông giữ chức vụ này cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 1918. Tuy nhiên, hoạt động của ông đã bị Richard Riedl, Bộ trưởng Năng lượng và là người đề xướng rõ ràng chủ nghĩa can thiệp kinh tế, cản trở. những vấn đề có tầm quan trọng thứ yếu đối với quyền tài phán của Wieser .

Các tác phẩm cuối cùng của ông là Das geschichtliche Werk der Gewalt ( Lịch sử quyền lực nhà nước ) vào năm 1923 và một nghiên cứu xã hội học có tiêu đề Das Gesetz der Macht ( Quy luật quyền lực ) vào năm 1926.

Wieser qua đời vào ngày 22 tháng 7 năm 1926 tại Salzburg, nơi ông được chôn cất. Hai trong số những tác phẩm chưa được xuất bản của ông cho đến nay đã được xuất bản sau khi di cảo, đó là Geld (Tiền) vào năm 1927, tóm tắt lý thuyết tiền tệ của ông; và Gesammelte Abhandlungen (Bài báo được sưu tầm) vào năm 1929. Cuốn sách thứ hai này bao gồm sự tôn vinh kết quả của sự hợp tác của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Knut Wicksell, nhưng nó đã bị kiểm duyệt trong Thế chiến thứ hai .

Những đóng góp nổi tiếng nhất của Wieser là lý thuyết áp đặt rút ra từ tác phẩm năm 1889 Der natürliche Wert (Giá trị tự nhiên) và Lý thuyết chi phí thay thế (hay Chi phí cơ hội) rút ra từ tác phẩm năm 1914 Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft (Kinh tế xã hội), trong đó ông đặt ra thuật ngữ ” chi phí cơ hội”. Ông được ghi nhận về sự phân biệt kinh tế giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân sau đó được Friedrich August von Hayek và tám đệ tử của ông sử dụng, và với việc phát triển khái niệm mức độ thỏa dụng cận biên (Grenznutzen).

2. Một vài tác phẩm của Wieser

Tác phẩm lý thuyết quan trọng nhất của Wieser là Natural Value (Der naturliche Werth), xuất bản ở Vienna năm 1889. Quan tâm diện rộng khiến ông đảm nhận công việc pha trộn lý thuyết kinh tế và phân tích định chế. Social Economics, được viết như một tập rất hấp dẫn về lý thuyết trong bộ (Sách đồ sộ Grundriss der Sozialokonomik do Max Weber chủ biên. Eco­nomic Doctrine and Method của J. A. Schumpeter sau này trở thành History of Economic Analysis, viết như tập phương pháp luận theo từng đợt nối tiếp.

Trong những năm cuối đời, Wieser chuyển sang xã hội học, trên cơ sở phân tích toàn diện vô số các tổ chức xã hội, ông xuất bản công trình nghiên cứu xã hội quan trọng và tác phẩm sau cùng của ông, Das Gesetzder Macht (1926). Mặc dù Wieser quan tâm đến nhiều lĩnh vực đến mức khó tin, nhưng quan tâm chính của ông là kinh tế học, ông nổi tiếng chủ yếu là do sự triển khai các quan điểm của Menger về hiệu dụng, giá trị, định giá đầu vào-đầu ra. Thế nhưng, thật không may, sự nhấn mạnh đặt trên quan điểm lý thuyết thuần túy tách ra làm vẩn đục quan điểm của ông trong công trình nghiên cứu chuyên đề sau này Social Economics.

3. Kinh tế học xã hội của Wieser: Khía cạnh định chế trong kinh tế học Áo

Friedrich von Wieser là nhân vật quan trọng và tài nguyên tri thức Cơ đốc. Khi còn học trung học, ông đặc biệt quan tâm đến lịch sử và xã hội học, chịu ảnh hưởng của Herbert Spencer và bá tước Leo Tolstoy. “Lịch sử quần chúng nặc danh” của Tolstoy được minh họa trong tác phẩm War and Peace, ảnh hưởng đặc biệt đối với ông. Wieser cố gắng giải thích những quan hệ xã hội và lực lượng xã hội hiện hữu qua một nghiên cứu những mảnh lịch sử trên chiều rộng, nhưng sau cùng ông kết luận rằng những tác động kinh tế, nhiều hơn bất kỳ tác động khác, đóng vai trò chủ đạo trong sự tiến hóa xã hội.

Tư tưởng của Wieser không hề chệch hướng khỏi quan tâm ban đầu của ông về thuyết quyết định lịch sử kinh tế và mặc dù một giai đoạn dài nghiên cứu khoa học về tính chất và sự xác định giá trị, ông vẫn trở lại quan tâm đầu tiên của mình kéo dài đến cuối đời. Quan trọng nhất, ông trở lại phân tích xã hội kinh tế được trang bị bằng lý thuyết giá trị chủ quan được hoàn thiện, tinh lọc. Cuộc du hành được đánh giá thật tỉ mỉ của Wieser vào xã hội học kinh tế được trình bày trong Theorie der Gesellschaftlichen Wirtschaft (Social Economics), xuất bản năm 1914 trước khi Thế chiến I nổ ra. Quyển sách là một thành tựu đáng kinh ngạc đầy ắp tầm nhìn mang tính dự đoán quan trọng về tính chất các tiến trình kinh tế đương thời và định hướng phân tích, nhưng thật không may, sự chú ý của hầu hết giới sử gia tư tưởng chỉ tập trung vào những đóng góp lý thuyết của Wieser.

Bài viết này tập trung vào lý thuyết kinh tế học xã hội của Wieser, về bản chất vốn là lý thuyết phúc lợi kinh tế. Nhất là, lý thuyết phúc lợi của Wieser bắt nguồn từ sự so sánh các yếu tố xác định giá trị trong một nhà nước lý tưởng (theo ý ông là kinh tế học đơn thuần) và điều kiện thực tế sinh ra từ sự tiến hóa lịch sử của hiện tượng kinh tế, xã hội. Sự tiến hóa xã hội kinh tế được xác định theo quan điểm của Wieser, bằng một số đặc điểm nhân tính và nhất là bằng những yếu tố quyền lực và khả năng lãnh đạo như chúng phát triển trong nền kinh tế xã hội cá nhân. Kết quả lý thú của những phát triển này là sự phân tầng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và – theo nguyên tắc phân tầng – sự phân mảnh tính hiệu dụng và giá cả. Dừng lại ở lý thuyết phát triển xã hội của ông: Wieser có khả năng đưa ra những đánh giá quy phạm và dự đoán liên quan đến sự phát triển hệ thống kinh tế và nhất là đặt kinh doanh và lao động “những khôi quyền lực” vào giai đoạn chính.

4. Chủ nghĩa cá nhân, định chế và tiến trình kinh tế

Mặc dù Menger thể hiện sự quan tâm đầu tiên trong việc đánh giá các định chế kinh tế (như tiền tệ và thị trường), Wieser lại cố gắng tích hợp lý thuyết định chế với phân tích kinh tế. Bất kể quan tâm của ông với mục đích tập thể (như phúc lợi kinh tế). Wieser chấp nhận tiếp cận cá nhân, phủ nhận tiếp cận tập thể:

“Chúng ta nêu ra những thay thế giá trị gì đối với lý thuyết xã hội theo mục đích cá nhân? Trong phát biểu hệ thống ngờ nghệch, giá trị này trở thành không thích hợp. Nhưng người ta không thể lãng tránh khái niệm nền tảng của nó, cho rằng cá nhân là đối tượng trong giao dịch xã hội. Cá nhân có trong xã hội là những người chủ sở hữu duy nhất của mọi nhận thức và mọi nguyện vọng. Giải thích “hữu cơ” (theo Marx-Helen) tìm cách để làm cho xã hội trở thành như thế, không tham khảo ý kiến cá nhân, đối tượng hoạt động xã hội, rõ ràng chứng minh một điều sai lầm”. (Social Economics, trang 154).

Vì thế đối với Wieser, cá nhân là cội rễ của mọi quyết định, và luôn ra quyết định khi đối mặt với những kiềm chế. Các định chế đưa vào phân tích kinh tế bằng cách xác định những kiềm chế trong việc ra quyết định của cá nhân. Menger trình bày sự đánh giá rằng các định chế xã hội hữu ích nhất là những định chế phát triển không có mục đích ý thức. Wieser bổ sung rằng các định chế, cho dù kết quả dự định có ý thức hay vô thức đi nữa đều trở thành một phần trong tiến trình kinh tế một khi chúng tham gia vào cấu trúc xã hội. Trong phân tích sau cùng, kinh tế học của Wieser là chiếc cầu nối giữa tư tưởng của Menger và Veblen.

5. Cá nhân tối đa hóa tính hiệu dụng của mình

Trong quan điểm của Wieser, cá nhân tối đa hóa tính hiệu dụng của mình vốn là đối tượng của sự kiềm chế phát triển bằng những định chế luôn thay đổi, là kết quả tập thể của hành động cá nhân con người, ở bất kỳ thời điểm nào, hệ thống kinh tế xã hội đều có khuôn khổ động lực, lịch sử được hành động quá khứ định dạng. Cá nhân hình thành và phá hủy các định chế qua thời gian. Sự phát triển lâu dài các định chế trong tất cả xã hội thực (trái với tình trạng “riêng biệt” của giá trị tự nhiên) bắt đầu với cá nhân vốn đa dạng về khả năng và năng khiếu. Khi định chế hình thành, chúng sẽ đảm nhận một loại quyền lực nhằm kiềm chế cá nhân trong những biện pháp có thể thừa nhận và không thể thừa nhận. Những kiềm chế này là “kiểm soát tự nhiên” tự do mà các thế hệ tiếp theo sau sinh ra trong tự do này. Hệ thống quyền sở hữu tài sản, hợp đồng, luật pháp, luân lý và cấu trúc tài chính là tất cả định chế thuộc loại này, vôn là các mẫu hành vi và thói quen các giai cấp xã hội. Tự do thật sự bao gồm sự thừa nhận của cá nhân rằng những kiểm soát như thế dẫn đến sự phát triển, tiến bộ và duy trì hơn nữa của anh ta.

Dĩ nhiên, những cái gọi là sự kiểm soát tự nhiên này cuống cuồng lên nếu xã hội rơi vào tay những nhà cai trị chuyên quyền. Nói cách khác, mặc dù sự kiểm soát và định chế là dấu ấn của mỗi thời đại và hình thành sự kiềm chế đối với cá nhân, thì những kiềm chế như thế là dễ uốn nắn – chúng có thể và thực sự thay đổi qua thời gian. Vì lý do này, Wieser rất quan tâm đến khả năng lãnh đạo, mà ông nhận thức là một loại “doanh nghiệp” kinh tế, chính trị và luân lý. Khả năng lãnh đạo ngụ ý những thay đổi trong mọi định chế, nhưng những nhà lãnh đạo tốt sẽ mang đến thay đổi có lợi trong khi lãnh đạo tồi mang đến thay đổi bất lợi. Nói cách khác, lịch sử không phải là không có khuôn khổ – dễ lạc hậu cũng như dễ tiến bộ.

Điểm tới hạn trong kinh tế học của Wieser là chính lý thuyết kinh tế minh họa cho xã hội học, chứ xã hội học không minh họa cho hành vi kinh tế. Cá nhân đơn thuần và trong mọi vấn đề là những người tối đa hóa tính hiệu dụng trong sự kiềm chế. Định chế thiết lập kiềm chế, vì thế gián tiếp xác định mức độ hiệu dụng tập thể trong xã hội. Toàn bộ tư tưởng của Wieser có thể hiểu trong nguyên tắc tổ chức chính này.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)