1. Gia đình như nhà máy

Tiếp theo sau Gary Becker, nhiều nhà kinh tế học hiện đại xem gia đình giống như một nhà máy thu nhỏ “kết hợp tư liệu sản xuất, nguyên liệu thô và lao động để dọn dẹp, cho ăn, sinh sản và mặt khác sản xuất hàng hóa hữu ích” (Becker, “A Theory of the Allocation of Time,” trang 496). Cá nhân người tiêu dùng Tân cổ Điển trở thành một bộ phận trong sản xuất gia đình lẫn tiêu dùng trong tiếp cận bao quát hơn này. Quan trọng nhất, phân tích đương đại thừa nhận sản xuất và tiêu dùng hàng hóa (đôi khi trẻ em cũng được xem là hàng tiêu dùng trong mô thức Becker) cần thời gian. Thời gian là phí tổn cơ hội phải tính đến cùng với giá thị trường của hàng hóa hay hoạt động bất kỳ khi ra quyết định kinh tế. Các nhà kinh tế học như Senior, Böhm-Bawerk, Marshall cũng hiểu rõ tính chất của thời gian như tài nguyên lẫn kiềm chế, nhưng khái niệm của họ đôi lúc mơ hồ và không hề sáp nhập hoàn toàn vào lý thuyết kinh tế trào lưu chính.

Sự kết hợp hàng hóa thị trường với thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ (“hàng hóa”) sau cùng dưới dạng sơ đồ. Cũng như cần chọn đầu vào nguồn nhân lực, vốn và thời gian để nuôi trẻ đến tuổi trưởng thành, sản xuất và tiêu dùng bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ sau cùng có thể xét như sự kết hợp đầu vào để tiêu dùng đầu ra. Nếu nhận dạng hàng hóa sau cùng của một cá nhân, chẳng hạn “hành vi lành mạnh” thì chúng ta phải xét sự sản xuất một hàng hóa như thế đòi hỏi sự kết hợp của vô số “hàng hóa thị trường” (những hàng hóa do người tiêu dùng mua trong thị trường) và đầu vào thời gian. Dụng cụ thể thao, các loại thức ăn bổ dưỡng, dịch vụ y tế và thời gian bỏ ra tập thể dục và tiêu dùng hàng hóa là tất cả đầu vào trong một quá trình mang lại hàng hóa sau cùng. Cá nhân hay gia đình chuyển những đầu vào này thành đầu ra thông qua một hàm sản xuất.

2. Tiêu dùng là hàm của cả thị trường và đầu vào thời gian

Tiêu dùng sau cùng vì thế là hàm của cả thị trường hàng hóa và đầu vào thời gian. Vì phải cần thời gian để xem một vở kịch, đọc sách, hay dùng bữa, giá cao của những hành động này phải bao gồm phí tổn cơ hội khi sử dụng thời gian tham gia vào những hành động tiêu dùng này. Cách đánh giá phí tổn cơ hội có thể phỏng chừng bằng tiền lương thị trường của cá nhân đang nghiên cứu. Chẳng hạn, cứ cho rằng một cá nhân kiếm được 10 đô-la trong một việc làm trong thị trường đang chọn bữa ăn nhà hàng phải mất cả tiếng và cửa hiệu “thức ăn nhanh” chỉ mất 15 phút. Cứ cho rằng phí tổn tiền bạc của cả hai bữa ăn là 6 đô-la. Trong khi cả hai bữa ăn cần số tiền chi phí bằng nhau, thì giá tiêu dùng cao khác nhau về bản chất. Giá cao của thức ăn nhanh là 8,50 đô-la (6 đô-la cộng 2,50 đô-la trong thu nhập từ bỏ) so với 16 đô-la dành cho bữa ăn nhà hàng (6 đô-la cộng 10 đô-la trong thu nhập từ bỏ). Yếu tố xác định trong quyết định sau cùng của cá nhân sẽ là số lượng hiệu dụng mà mỗi bữa ăn tạo ra đối với mỗi đô-la (phí tổn toàn bộ) chi phí.

Tiếp cận này cũng có lợi ích nêu bật phí tổn toàn bộ của sản xuất gia đình. Giá trị của sản xuất gia đình – sản xuất và nuôi dạy con cái, thực hiện những việc linh tinh trong gia đình và duy trì hoạt động, v.v… – cũng được diễn đạt dưới dạng phí tổn cơ hội. Khi phí tổn thời gian được đặt ở mức tương đương với phí tổn hàng hóa thị trường, thì khả năng hiểu biết mới trong sự lựa chọn truyền thống giữa công việc và tiêu khiển (lúc này sự lựa chọn giữa công việc thị trường, tiêu khiển và sản xuất gia đình) và cách nhìn mới các mẫu tiêu dùng gia đình dưới dạng cả số lượng lẫn chất lượng đều có thể thực hiện.

3. Bản chất của lý thuyết tiêu dùng và hành vi tiêu dùng

Ngụ ý của lý thuyết tiêu dùng mới được diễn đạt như sau. Khi thu nhập từ công việc thị trường tăng (với sự giảm bớt bằng nhau trong thu nhập), thì phí tổn cơ hội của sản xuất tại gia sẽ tăng, chúng ta dự đoán chứng kiến có nhiều hàng hóa hơn và thời gian sử dụng trong sản xuất gia đình ít hơn. Nói chung, sự phát triển và sử dụng mở rộng thiết bị giảm bớt thời gian có thể giải thích một phần bằng hiện tượng này. Việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ nhiều hơn, ký hợp đồng bên ngoài đối với dịch vụ gia đình và sự xuất hiện chế độ công quản và những cải biên (chăm sóc cỏ) bảo quản nhà cửa chi phí thấp khác tất cả đều liên quan đến sự gia tăng tiền lương và thu nhập qua thời gian.

Ngụ ý khác của lý thuyết hành vi tiêu dùng mới này bao gồm mẫu tiêu dùng. Khi thu nhập gia đình tăng, thì hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi nhiều hàng hóa thường có xu hướng bị thay bằng hàng hóa và dịch vụ đòi hỏi nhiều thời gian. Thực ra, luôn có thành kiến chống lại sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi nhiều thời gian trong gia đình được tạo ra do tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển công cụ và sản phẩm tiết kiệm thời gian trong một số đánh giá là sự phản ánh phí tổn cơ hội tiêu dùng đòi hỏi nhiều thời gian gia tăng. Sự sụt giảm công thức nấu ăn “sành điệu” đòi hỏi nhiều thời gian và việc thay thế thức ăn đông lạnh chất lượng (tăng dần đến mức) cao và thức ăn mua mang về, tất cả có thể thích hợp với việc nấu ăn bằng lò vi ba tiết kiệm thời gian là chứng minh ảnh hưởng mà Becker nhấn mạnh.

Nhiều phát minh hiện đại thành công vì chúng cho phép thay thế con người tiết kiệm bằng cách phân bố lại sự tiêu dùng đòi hỏi nhiều thời gian. Sự gia tăng việc đi lại bằng đường hàng không, máy tính xách tay, máy cassette thu phát và sách “phát âm” (qua băng cassette) là minh họa thường nhật. Nói cách khác, không những gia đình kết hợp hàng hóa thị trường và đầu vào thời gian như nguyên liệu thô (như đàn piano, bản nhạc in ra và bài học đàn piano) để sản xuất hàng hóa sau cùng (như thưởng thức âm nhạc), nhưng tỉ lệ trong đó chúng được kết hợp thay đổi qua thời gian như mức lương thị trường và thay đổi thu nhập.

4. Sản xuất gia đình

Trong nhiều năm, sản xuất gia đình của cá nhân, nam hay nữ, chẳng hạn quản gia và chăm sóc trẻ, thông thường và hoàn toàn bị bỏ sót trong phân tích kinh tế. Sự lựa chọn thường được nghiên cứu là sự lựa chọn đơn giản, dễ hiểu giữa công việc thị trường và tiêu khiển. Nói theo phân tích khi một cá nhân không tham gia vào công việc trong thị trường, thì anh ta sẽ tiêu khiển, vấn đề với kịch bản phi thực tế như thế là không hề gán giá trị nào cho công việc gia đình.

Năm 1977, Reuben Gronau đưa ra khuôn khổ lý thuyết chọn lựa để phân tích quyết định giữa tiêu khiển, công việc thị trường (ngoài nhà) và sản xuất gia đình. Gronau đặt vấn đề giả định ẩn ý của việc thỏa hiệp tiêu khiển – làm việc truyền thống, nghĩa là sức sản xuất của công việc thị trường luôn lớn hơn sức sản xuất công việc gia đình, hay tương tự, tiền lương thị trường luôn vượt quá thu nhập ẩn đối với công việc gia đình. Trong biểu đồ này, thời gian được đánh giá trên trục và số lượng hàng hóa (nghĩa là đầu ra hữu hình và vô hình, tiêu khiển, v.v…) được đánh giá trên trục tung. Hàm FT mô tả cá nhân chuyển tài nguyên từ sản xuất hàng hóa sang việc tạo ra tiêu khiển và/hoặc dịch vụ gia đình ra sao. Khoảng cách từ o đến T là tổng thời gian có thể sử dụng. Thời gian bỏ ra trong các hoạt động tiêu khiển được đánh giá từ điểm gốc o hướng sang phải trong khi thời gian bỏ ra trong sản xuất tại gia cộng với công việc thị trường được đánh giá từ điểm T hướng sang trái. Sự khác biệt giữa tổng thời gian có thể sử dụng và tổng thời gian bỏ ra để tiêu khiển và sản xuất tại gia là số lượng thời gian tham gia công việc thị trường. Trong mô thức này, chăm sóc trẻ và quét dọn nhà cửa đều bằng với những chiếc ô tô hiệu BMW, cắt tóc hay các TV âm thanh nổi.

Độ dốc đường cong biến đổi sản xuất tại gia FGT đánh giá sức sản xuất biên tế của thời gian dùng để sản xuất tại gia so với tiêu khiển. Tạm thời không xét khía cạnh khác trong biểu đồ, chỉ xét theo chiều dọc PT. Như trong lý thuyết truyền thống, sự thỏa hiệp đối mặt với cá nhân giữa tiêu khiển và sản xuất tại gia luôn có sự chọn lựa duy nhất là tiêu khiển. Vì thế độ dốc PT ở mọi nơi lớn hơn độ dốc của đường cong biến đổi FGT. Trong lý thuyết truyền thông, cá nhân không hề dành trọn xuất hàng hóa ON dưới dạng quản gia, chăm sóc trẻ và v.v…

5. Thời gian bổ sung dành cho sản xuất tại gia sẽ mang lại sức sản xuất biên tế giảm dần

Đến mức thời gian bổ sung dành cho sản xuất tại gia sẽ mang lại sức sản xuất biên tế giảm dần, đường cong FGT lõm ở điểm gốc o. (Sản xuất biên tế của mỗi tiếng bổ sung dành cho sản xuất tại gia giảm). Liệu một cá nhân có tham gia vào công việc thị trường hay không tùy thuộc vào lợi tức công việc thị trường so với lợi tức sản xuất tại gia. Ở một điểm nào đó, lợi suất biên tế của công việc thị trường (diễn đạt bằng mức lương) vượt quá lợi tức sản xuất tại gia, cá nhân đảm nhận một số công việc thị trường. Điều này xảy ra khi cá nhân đối mặt với mức lương miêu tả bằng đường HG. Dựa vào sự thỏa hiệp giữa tiêu khiển và mọi loại công việc (sản xuất thị trường và tại gia) miêu tả bằng hàm lựa chọn u, cá nhân sẽ chọn OK trong thời gian tiêu khiển và KT trong tổng thời gian làm việc, KM dành cho công việc thị trường còn MT dành cho sản xuất tại gia.

Đến mức mô thức của Gronau nhấn mạnh thực tế rằng thời gian luôn áp đặt sự kiềm chế qúy giá lên hành vi con người, đánh dấu sự chuyển hướng mới khỏi phân tích Tân cổ Điển truyền thống. Thế nhưng, kết luận vẫn dựa vào một vài giả định đơn giản hóa. Chẳng hạn, mô thức ngụ ý cho rằng cá nhân có khả năng chọn thoải mái số tiếng đồng hồ dành cho công việc thị trường. Tất cả chúng ta đều biết ít nhất trong ngắn hạn, điều này không thể là sự đúng thực. Thời gian làm việc tám tiếng, thời gian ấn định là quá trình hoạt động tiêu chuẩn ở hầu hết các nước phương Tây và trong hầu hết loại hình công việc. Dù sao, chính sự tồn tại của sự cứng nhắc này ngụ ý các điều chỉnh thị trường khác đều có thể xảy ra. Vì thế chúng ta nhận thấy cửa hiệu tạp hóa mở cửa 24 giờ và những nhà trọ tương tự khác giúp cho công nhân điều chỉnh thời gian và kiềm chế sức sản xuất từng phần mà họ đang đối mặt. Những cách tân thị trường như thế cho phép công nhân linh động hơn khi ra quyết định và qua đó đạt mức hiệu dụng cao hơn khi lên lịch kết hợp tiêu khiển, sản xuất tại gia và hoạt động thị trường.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)