1. Vài nét về Friedrich von Wieser

Friedrich von Wieser sinh ở Vienna năm 1851 trong gia đình quý tộc. Ở tuổi 17, ông vào Đại học Vienna học ngành luật. Sau khi tốt nghiệp năm 1872, Wieser vào làm trong một cơ quan chính phủ trong thời gian ngắn, thời gian này ông nghiên cứu kinh tế. Với tiền trợ cấp đi đường và cùng với người bạn thời niên thiếu (sau này là anh rễ ông), Eugen von Bohm- Bawerk, Wieser nghiên cứu kinh tế học ở Đại học Heidelberg (thời Karl Knies), Jena, và Leipzig. Cũng rất ấn tượng với quyển Principles của Menger, trong khi ở Đức, Wieser viết chuyên đề nghiên cứu về giá trị hình thành cơ sở tư tưởng sau này của ông. Năm 1884 ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học tại Đại học Gezman ở Praque. Năm 1903, Wieser đảm nhận vị trí của Menger ở Đại học Vienna.

Năm 1914, Eugen Böhm von Bawerk qua đời, đánh dấu sự kết thúc của tình bạn trọn đời và giáng một đòn mạnh vào Wieser. Năm 1917, Wieser được phong là thành viên của Nhà Lãnh chúa Áo được phong tước vị Nam tước. Ông cũng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Nội các Áo, mà ông giữ chức vụ này cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 1918. Wieser qua đời vào ngày 22 tháng 7 năm 1926 tại Salzburg, nơi ông được chôn cất.

2. Những đóng góp của Friedrich von Wieser

Những đóng góp nổi tiếng nhất của Wieser là lý thuyết áp đặt rút ra từ tác phẩm năm 1889 Der natürliche Wert ( Giá trị tự nhiên ) và Lý thuyết chi phí thay thế (hay Chi phí cơ hội) rút ra từ tác phẩm năm 1914 Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft ( Kinh tế xã hội ), trong đó ông đặt ra thuật ngữ ” chi phí cơ hội”. Ông được ghi nhận về sự phân biệt kinh tế giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân sau đó được Friedrich August von Hayek và tám đệ tử của ông sử dụng, và với việc phát triển khái niệm mức độ thỏa dụng cận biên (Grenznutzen).

Tác phẩm lý thuyết quan trọng nhất của Wieser là Natural Value (Der naturliche Werth), xuất bản ở Vienna năm 1889. Quan tâm diện rộng khiến ông đảm nhận công việc pha trộn lý thuyết kinh tế và phân tích định chế. Social Economics, được viết như một tập rất hấp dẫn về lý thuyết trong bộ (Sách đồ sộ Grundriss der Sozialokonomik do Max Weber chủ biên. Eco­nomic Doctrine and Method của J. A. Schumpeter sau này trở thành History of Economic Analysis, viết như tập phương pháp luận theo từng đợt nối tiếp.

Trong những năm cuối đời, Wieser chuyển sang xã hội học, trên cơ sở phân tích toàn diện vô số các tổ chức xã hội, ông xuất bản công trình nghiên cứu xã hội quan trọng và tác phẩm sau cùng của ông, Das Gesetzder Macht (1926). Mặc dù Wieser quan tâm đến nhiều lĩnh vực đến mức khó tin, nhưng quan tâm chính của ông là kinh tế học, ông nổi tiếng chủ yếu là do sự triển khai các quan điểm của Menger về hiệu dụng, giá trị, định giá đầu vào-đầu ra. Thế nhưng, thật không may, sự nhấn mạnh đặt trên quan điểm lý thuyết thuần túy tách ra làm vẩn đục quan điểm của ông trong công trình nghiên cứu chuyên đề sau này Social Economics.

3. Lý thuyết phúc lợi của Wieser

Trước John Kenneth Galbraith rất lâu, tư tưởng của ông sau này được Wieser kết hợp, Wieser lập luận rằng đối với việc thành lập các liên đoàn lao động như một lực lượng bù đắp trong thị trường lao động. Độc quyền trong thị trường sản phẩm và độc quyền trong thị trường đầu vào chỉ là những sự tương đồng bề ngoài, trong khi độc quyền sản xuất đối lập với người tiêu dùng không tổ chức, “Liên đoàn đọ sức với các nhà doanh nghiệp những người chính họ được tổ chức theo kiểu độc quyền đối với nhu cầu lao động”. Lao động không tổ chức hiểu theo nghĩa lý thuyết Tiền tệ hiện đại, theo kiểu độc quyền và “khai thác” độc quyền nhu cầu, nghĩa là công nhân không nhận được toàn bộ giá trị sản phẩm biên tế của mình. Wieser cho rằng người lao động nên tổ chức và sử dụng đình công như vũ khí phòng thủ chống lại cơ cấu độc quyền-như độc quyền (và độc quyền mua). Làm tương phản liên đoàn và hoạt động liên đoàn với kết quả lý thuyết của lý thuyết giá trị Áo, Wieser nhận thấy điều tốt nhất mà người lao động hy vọng có được là sức sản xuất biên tế toàn bộ của họ. Liên đoàn là điều cần thiết cho dù những sự không hoàn toàn của thị trường có tồn tại đối với sản phẩm và các mặt tài nguyên thị trường hay không. Ngoài ra, Wieser nhận xét giá đầu vào cạnh tranh sẽ ước chừng với sự hiện diện của tác động bù đắp:

“Khi liên đoàn thực thi một tỉ lệ lương thừa nhận sức sản xuất biên tế toàn bộ, thì phải giành lấy sự thành công đáng kể đối với thành viên trong liên đoàn. Liên đoàn trung hòa những hậu quả bất lợi về sự cạnh tranh quá mức của công nhân không tổ chức về tiền lương, cũng như hủy bỏ những giao kèo giữa nhà doanh nghiệp với sự kiểm soát đồng lương. Liên đoàn buộc các nhà doanh nghiệp phải đồng ý giá cả do sự cạnh tranh nhu cầu hiệu quả hình thành”. (Social Economics, trang 377-378).

4. Vai trò của nhà nước

Ngoài việc liên đoàn hóa tích cực, Wieser cũng kêu gọi vai trò mở rộng đối với nhà nước trong việc nuôi dưỡng tinh thần kinh tế học xã hội. Kết quả giả định của sự tự do không kiềm chế không đạt được trong nền kinh tế, như Wieser nêu ra, “Chỉ riêng nhà nước có quyền kêu gọi bảo vệ kẻ yếu”. Ngoài ra, nhà nước phải được công nhận như một “yếu tố không thể thiếu trong tiến trình kinh tế xã hội”, về cơ bản và trên diện rộng, vai trò của nhà nước là phải gia tăng phúc lợi kinh tế khi đối mặt với quyền lực và sự chi phối tư bản chủ nghĩa và quyền đối với tài sản cá nhân được lịch sử biện minh. Lý thuyết hiệu dụng phải phục vụ như nền tảng đánh giá khả năng kinh tế của nhà nước. Nhất là, Wieser ủng hộ sự điều tiết năng động của nhà nước và/hoặc kiểm soát các doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn toàn bất cứ khi nào lợi nhuận “vốn khổng lồ” không kiếm mà có, nghĩa là thừa nhận không có nỗ lực của khả năng lãnh đạo thực sự và sáng [tỏ. Wieser đề nghị các ví dụ về lợi nhuận không kiếm mà có chẳng hạn như tiền thuê đất đô thị được nâng lên do sự gia tăng dân số và tiền thuê đất ở nông thôn và đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Ngoài việc điều tiết nền kinh tế xã hội, nhà nước phải đảm nhận một số kế hoạch chỉ tạo ra một giá trị trao đổi biên tế nhỏ, nhưng, khi tính đến quyền lợi của công chúng – phải mang tính sản xuất của tổng hiệu dụng. Hầu hết “hàng hóa xã hội” kể cả phương tiện vận chuyển (như đường sắt và kênh đào), cũng nhằm trong nhóm này. Đối với những dự án như thế, Wieser đề xuất một loại phân tích phí tổn-lợi ích tính đến hiệu dụng được những bộ phận bên ngoài trong kinh tế tư nhân tạo ra. Đánh giá thị trường, tóm lại, có thể sai lầm và đây là bộ phận trong chức năng hợp pháp của nhà nước nhằm tìm kiếm và khuyến khích bằng các dự án tiền trợ cấp hay quyền sở hữu mang tính sản xuất của tổng hiệu dụng cao.

Wieser nghĩ rằng nhà nước không nên uốn nắn tất cả những bất bình đẳng trong thu nhập và tài sản thông qua việc đánh thuế lũy tiến, nhưng nhà nước phải tìm ra chính sách hợp lý cho việc đánh thuế lũy tiến có thể được phát triển trong học thuyết biên tế giảm dần. Nói cách khác, chính phủ nên cân nhắc “sự thay đổi dần giá trị cá nhân là sự thể hiện những bất bình đẳng về thu nhập và tài sản” trong chính sách thuế. Ngoài ra, việc đánh thuế lũy tiến có sự tương đồng trong nền kinh tế cá thể trong lý thuyết phân biệt giá, vốn phỏng chừng như mức thuế dựa vào khả năng phải đóng, ví dụ như biểu thuế đường sắt. Nhà nước, trong một số biện pháp nhỏ, thông qua đánh thuế lũy tiến, tiếp cận việc bình đẳng hóa xã hội khi tính giá trị sử dụng trong nền kinh tế. Muốn vượt khỏi thuế lũy tiến trên thu nhập – nghĩa là của cải tăng dần hay thuế tài sản – sẽ vi phạm vào tinh thần cá thể trong kinh tế học xã hội của Wieser.

5. Tương quan và tác động của kinh tế học quy phạm của Wieser

Social Economics của Wieser không gì khác ngoài một chương trình chính sách kinh tế quy phạm dựa trên lý thuyết kinh tế Áo và lý thuyết quyền lực. Trong khi đặc điểm tiến hóa của hệ thống kinh tế có vẻ như chủ đề quán xuyến trong Principles của Marshall, đặc điểm này đóng vai trò trung tâm trong tư tưởng chín chắn của Wieser. Ông ngờ vực phân tích cân bằng tĩnh của kinh tế học cổ Điển và Tân cổ Điển trong phát biểu của ông về vai trò của nhà lý thuyết:

“Nhà lý thuyết phải luôn khởi đầu từ giả định tĩnh, phải luôn sẵn sàng để lý tưởng hóa phương pháp của mình. Các mối quan hệ động thái không thể được xác định chắc chắn trong tư duy của anh ta cho đến khi đã hiểu toàn bộ về| điều kiện tĩnh”. (Social Economics, trang 457).

Dù sao, lý thuyết cổ Điển về cơ bản là lý thuyết phát triển kinh tế và Wieser có vẻ đang kêu gọi trở về cách phân tích tương tự, mặc dù đặc điểm của ông không phải là lý thuyết phân phối cổ Điển mà đúng ra là phiên bản hiệu dụng Tân cổ Điển và lý thuyết phân phối của Áo. Ngoài ra, quan điểm của Wieser về tiến trình kinh tế mang tính chất Darwin và ông không hình dung cách tiếp cận nào đối với tình trạng tĩnh.

Sự phát triển kinh tế học phúc lợi của Alfred Marshall được hình thành trong khuôn khổ phân tích cân bằng tĩnh, ông sử dụng đường cong cầu và số trả trội của người tiêu dùng như các biện pháp phúc lợi. Dĩ nhiên, Marshall nhận thức rõ một số khiếm khuyết trong phân tích cân bằng tĩnh và ông cẩn thận đưa ra những lời báo trước trong suốt quyển Principles. Nhưng quan điểm của Wieser thậm chí còn là sự xuất phát ấn tượng hơn khi ông đặt lý thuyết tiến hóa định hướng bằng quyền lực kề với khuôn khổ phân tích hiệu dụng tĩnh. Sau đó, Wieser rút ra kết luận về tác dụng của quyền lực đối với phúc lợi. Sự tồn tại của độc quyền (doanh nghiệp như độc quyền) về sản phẩm và thị trường tài nguyên – và sự phân tầng hiệu dụng, giá cả và thu nhập – có thể bị chỉ trích, khi các định chế khác ngăn cản tối đa hóa phúc lợi. Tiềm năng vốn có trong quyền lực bù đắp phần lớn được bao phủ trong phân tích của ông về mặc cả lao động, can thiệp chống trust, và ngoại thương. Wieser thừa nhận các mô thức cổ Điển và Tân Cổ Điển lý tưởng hóa bỏ sót một số phát triển rất cơ bản, quan trọng trong nền kinh tế, nghĩa là sự xuất hiện của doanh nghiệp quy mô lớn, nhiều ảnh hưởng, không nhất thiết mang đặc điểm của mô thức độc quyền thuần túy. Vì thế, trái với các lý thuyết gia Tân cổ Điển khác, Wieser cố phân tích tác phẩm kinh tế học hiện đại. Một phương pháp tương tự được các nhà kinh tế học khác trong giai đoạn đảm nhiệm, có cả trường phái chế độ, nhưng tính độc đáo của Wieser nằm ở sự kết hợp lý thuyết hiệu dụng Áo và lý thuyết tiến hóa định chế. Ông hình thành một vai trò quy phạm đối với lý thuyết kinh tế nói chung, và nhất là đôi với lý thuyết hiệu dụng. Kết quả là một loại khác với kết quả của Marshall hay Pigou, nhưng dù sao đây cũng là lý thuyết phúc lợi.

Đề xuất chính sách rút ra từ phân tích phúc lợi của Wieser mang tính dự đoán phương hướng từ chính sách kinh tế đương đại. Đúng ra là hoàn thiện điều kiện cân bằng cần thiết cho sự tối đa hóa phúc lợi tĩnh, Wieser xem nhẹ giá trị hệ thống lý tưởng tinh lọc dành cho chính sách và xúc tiến đến những gì được gọi là giải pháp tốt nhất hàng thứ hai. Sự tương quan của tác phẩm sau này của Wieser với chính sách kinh tế đương đại được thúc đẩy bằng nguyện vọng trước nay của ông là duy trì trong những giới hạn của một hệ thống tài sản cá nhân. Ý nghĩa quan trọng của ông, tồn tại khác với đóng góp khoa học của Natural Value, nằm trong giải pháp ông đề xuất cho nghịch lý đạt được giữa tài sản và tôi đa hóa hiệu dụng.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)