Lý thuyết sở thích bộc lộ (revealed preference theory) là một cách khác đế lý giải tại sao đường cầu của người tiêu dùng cá biệt lại dốc xuống. Cách lý giải này đòi hỏi người tiêu dùng phải bộc lộ sở thích của mình trong một tập hợp các hoàn cảnh. Sở thích mà tiêu dùng bộc lộ có thể biểu thị bằng sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều hàng hoá, nhưng khi có nhiều hàng hoá. Tiền được sử dụng để đại diện cho tất cả các loại hàng hoá. Đây là cách thuận tiện cho việc phân tích bằng hình ảnh như trong hình 75.

Hình 75. Lý thuyết sở thích bộc lộ.

Nếu một người tiêu dùng thích có kết hợp tiền (OMt) và hàng X (6>X|). Anh ta sẽ nằm ở một điểm trên đường ngân sách (hay đường giá trung đói) MX. Nếu mặt hàng X trở nên rẻ hơn, do vậy thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng và người tiêu dùng chuyển sang đường ngân sách MX2. Ví dụ, kết hợp tiền và hàng mà người tiêu dùng lựa chọn bây giờ là điểm b.

Tuy nhiên, không phải tất cả thay đổi đều phát sinh từ sự gia tăng thu nhập thực tế do sự giảm sút giá cả của hàng hoá X gây ra, Một phần sự thay đổi có nguyên nhân ở sự thay thế hàng hoá khác bằng hàng hoá X – hàng hoá giờ đây đã trở nên rẻ hơn một cách tương đối. Hiệu ứng thay thế này luôn luôn dương, nghĩa là không thể xảy ra trường hợp người tiêu dùng mua mặt hàng X ít hơn sau khi có sự thay đổi từ MX sang MX2. Nếu chúng ta rút bớt theo cùng một tỷ lệ cơ cấu hàng hoá mới của người tiêu dùng tại điểm b bằng cách giả định thu nhập giảm dưới hình thức dịch chuyển song song vào bên trong của đường ngân sách tới M1X3, thì khi đó người tiêu dùng sẽ chọn một vị trí mới, ví dụ điểm c. Hiệu ứng thay thế được biểu thị bằng sự di chuyển từ X| tới còn sự di chuyển từ X, tới x4 được gọi là hiệu ứng thu nhập.