Lý thuyết thỏa đáng (satisficing theory) là lý thuyết về doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp nhìn chung không chỉ tìm cách đảm bảo một lợi nhuận thỏa đáng, chẳng hạn lợi nhuận tối đa trong lý thuyết truyền thống về doanh nghiệp, mà còn tìm cách đạt được những mục tiêu khác như tăng doanh thu, thị phần, hoặc quy mô doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, những mục tiêu sau có thể tương đương hay nổi trội hơn mục tiêu lợi nhuận. Các lý thuyết gia về tổ chức cho rằng hành vi thỏa đáng thường hay xảy ra ở những tổ chức lớn, được phân thành nhiều cấp, trong đó quá trình ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí và sự dung hoà các mục tiêu mâu thuẫn nhau của các bộ phận cấu thành tổ chức có khuynh hướng trở thành quy chế, ngược với những mục tiêu do cá nhân doanh nhân đề ra.

Lợi đặt ra đối với phương pháp tiếp cận hành vi của doanh nghiệp này là ở chỗ nó không thể xác định một cách rõ ràng thế nào là sự thỏa đáng đối với một doanh nghiệp. Ví dụ, một mức lợi nhuận có thể là thoả đáng đối với một doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp khác lại cho là quá thấp. Vì vậy, khả năng dự báo của lý thuyết thỏa đáng không cao.