Lý thuyết tương tự/sở thích (preference!similarity theory) là cách lý giải thương mại quốc tế trong lĩnh vực sản phẩm chế biên. Nó được xây dựng dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng về tính đa dạng của sản phẩm, chẳng hạn xuất khẩu ô tô từ Đức sang Nhật và nhập khẩu ô tô từ Nhật vào Đức.

Lý thuyết này nhận định rằng các nhà cung ứng trong nước chuyên môn hoá vào việc sản xuất những loại sản phẩm mà phần lớn người tiêu dùng trong nước có nhu cầu, nhưng có thể xuất khẩu một phần sản phẩm của mình sang các nước có một số người tiêu dùng muốn mua. Tương tự như vậy. một số người tiêu dùng trong nước có thế có nhu cầu hơi khác một chút và nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng hàng nhập khẩu từ các nước khác, nơi mà những hàng hoá này phù hợp với thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng. Vì nhu cầu vế các loại sản phẩm ở một nước chủ yếu bị quy định bởi mức thu nhập bình quân đầu người, nên hầu hết các trường hợp trao đổi hàng chế biến đều diễn ra giữa các nước có cơ cấu công nghiệp tương tự nhau, mỗi nước xuất và nhập khẩu những sản phẩm về cơ bản tương tự nhau (sản phẩm cùng loại). Thông qua thương mại quốc tế, tính chất phong phú của các mặt hàng chế biến mà người tiêu dùng có thể mua ngày càng tăng lên và mối lợi thu được từ thương mại không phải do giá cả thấp hơn, như lý thuyết truyền thống về lợi thế so sánh nhân mạnh, mà do có thể tiêu dùng đúng nhãn hiệu hay mật hàng mong muốn.