Lý thuyết tỷ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin (Heckscher-Ohliỉi factor proportions theory) là cách lý giải lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế dựa trên những khác biệt trong sự dồi dào về nhân tố sản xuất giữa các nước.

Giả sử có một tình huống trong đó hai nước A và B sản xuất hàng hoá X và y. Nước A có nhiều lao động và ít tư bản, còn nước B có nhiều tư bản và ít lao động. Vì vậy, chi phí lao động ở nước A thấp hơn so với tư bản, trong khi chi phí tư bản ở nước lại thấp hơn so với lao động. Bây giờ chúng ta già sử rằng người ta cần nhiều tư bản hơn để sản xuất hàng hoá X và cần nhiều lao động hơn để sản xuất hàng hoá Ỵ.

Với những khác biệt trong cường độ sử dụng lao động và tư bản này, người ta có thể đưa ra giả thuyết sau đây về cơ cấu của thương mại: nước A có lợi thế trong việc sản xuất hàng hoá y vì nước này có thể sử dụng nhiều nhân tố lao động tương đối rẻ của mình. Nó sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất hàng hoá Y và xuất khẩu Y sang B để đổi lấy X, mặt hàng mà nó không có lợi thế so sánh.

Nước B có lợi thế trong việc sản xuất hàng hoá X vì nó sử dụng nhiều nhân tố tư bản lương đối rẻ của mình, Nó sẽ chuyên môn hoá và việc sản xuất hàng hoá X và xuất khẩu X sang A để đổi lấy y, tức nhập khẩu y – mặt hàng mà nó không có lợi thế so sánh.

Lý thuyết của Heckscher-Ohlin trình bày cách lý giải tĩnh về thương mại quốc tế từ phía cung, Nó giả định rằng hàm sản xuất là như nhau ở các nước và không tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ đối với lợi thế so sánh. Ngoài ra, nó cũng không xem xét ảnh hưởng của nhu cầu và sự phân biệt sản phẩm đối với các luồng thương mại quốc tế.