1. Tiểu sử về Friedrich von Wieser

Friedrich von Wieser sinh ở Vienna năm 1851 trong gia đình quý tộc. Con trai của Ủy viên Cơ mật Leopold von Wieser, một quan chức cấp cao trong Bộ Chiến tranh, ông được đào tạo đầu tiên về xã hội học và luật. Wieser đã trải qua thời thơ ấu và thời niên thiếu của mình ở cùng một thành phố

Ở tuổi 17, ông vào Đại học Vienna học ngành luật. Sau khi tốt nghiệp năm 1872, Wieser vào làm trong một cơ quan chính phủ trong thời gian ngắn, thời gian này ông nghiên cứu kinh tế. Với tiền trợ cấp đi đường và cùng với người bạn thời niên thiếu (sau này là anh rễ ông), Eugen von Bohm- Bawerk, Wieser nghiên cứu kinh tế học ở Đại học Heidelberg (thời Karl Knies), Jena, và Leipzig. Cũng rất ấn tượng với quyển Principles của Menger, trong khi ở Đức, Wieser viết chuyên đề nghiên cứu về giá trị hình thành cơ sở tư tưởng sau này của ông. Năm 1884 ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học tại Đại học Gezman ở Praque. Năm 1903, Wieser đảm nhận vị trí của Menger ở Đại học Vienna.

Năm 1914, Eugen Böhm von Bawerk qua đời, đánh dấu sự kết thúc của tình bạn trọn đời và giáng một đòn mạnh vào Wieser.

Năm 1917, Wieser được phong là thành viên của Nhà Lãnh chúa Áo và được phong tước vị Nam tước . Ông cũng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Nội các Áo, mà ông giữ chức vụ này cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 1918. Tuy nhiên, hoạt động của ông đã bị Richard Riedl, Bộ trưởng Năng lượng và là người đề xướng rõ ràng chủ nghĩa can thiệp kinh tế, cản trở. những vấn đề có tầm quan trọng thứ yếu đối với quyền tài phán của Wieser .

Các tác phẩm cuối cùng của ông là Das geschichtliche Werk der Gewalt ( Lịch sử quyền lực nhà nước ) vào năm 1923 và một nghiên cứu xã hội học có tiêu đề Das Gesetz der Macht ( Quy luật quyền lực ) vào năm 1926.

Wieser qua đời vào ngày 22 tháng 7 năm 1926 tại Salzburg, nơi ông được chôn cất. Hai trong số những tác phẩm chưa được xuất bản của ông cho đến nay đã được xuất bản sau khi di cảo, đó là Geld (Tiền) vào năm 1927, tóm tắt lý thuyết tiền tệ của ông; và Gesammelte Abhandlungen (Bài báo được sưu tầm) vào năm 1929. Cuốn sách thứ hai này bao gồm sự tôn vinh kết quả của sự hợp tác của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Knut Wicksell, nhưng nó đã bị kiểm duyệt trong Thế chiến thứ hai.

Những đóng góp nổi tiếng nhất của Wieser là lý thuyết áp đặt rút ra từ tác phẩm năm 1889 Der natürliche Wert (Giá trị tự nhiên) và Lý thuyết chi phí thay thế (hay Chi phí cơ hội) rút ra từ tác phẩm năm 1914 Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft (Kinh tế xã hội), trong đó ông đặt ra thuật ngữ ” chi phí cơ hội”. Ông được ghi nhận về sự phân biệt kinh tế giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân sau đó được Friedrich August von Hayek và tám đệ tử của ông sử dụng, và với việc phát triển khái niệm mức độ thỏa dụng cận biên (Grenznutzen).

2. Một vài tác phẩm của Wieser

Tác phẩm lý thuyết quan trọng nhất của Wieser là Natural Value (Der naturliche Werth), xuất bản ở Vienna năm 1889. Quan tâm diện rộng khiến ông đảm nhận công việc pha trộn lý thuyết kinh tế và phân tích định chế. Social Economics, được viết như một tập rất hấp dẫn về lý thuyết trong bộ (Sách đồ sộ Grundriss der Sozialokonomik do Max Weber chủ biên. Eco­nomic Doctrine and Method của J. A. Schumpeter sau này trở thành History of Economic Analysis, viết như tập phương pháp luận theo từng đợt nối tiếp.

Trong những năm cuối đời, Wieser chuyển sang xã hội học, trên cơ sở phân tích toàn diện vô số’ các tổ chức xã hội, ông xuất bản công trình nghiên cứu xã hội quan trọng và tác phẩm sau cùng của ông, Das Gesetz

der Macht (1926). Mặc dù Wieser quan tâm đến nhiều lĩnh vực đến mức khó tin, nhưng quan tâm chính của ông là kinh tế học, ông nổi tiếng chủ yếu là do sự triển khai các quan điểm của Menger về hiệu dụng, giá trị, định giá đầu vào-đầu ra. Thế nhưng, thật không may, sự nhấn mạnh đặt trên quan điểm lý thuyết thuần túy tách ra làm vẩn đục quan điểm của ông trong công trình nghiên cứu chuyên đề sau này Social Economics. Vì thế thảo luận sau đây sẽ cố gắng quân bình cả hai khía cạnh trong sự đóng góp của Wieser. Chúng ta bắt đầu thảo luận một số quan điểm lý thuyết quan trọng trong Natural Value.

3. Đánh giá yếu tố: Lý thuyết ước tính của Wieser

Wieser rất thán phục xử lý ước tính của Menger và rõ ràng ông đã xây dựng hệ thống đánh giá đầu vào, đầu ra trên cơ sở thuyết này, mặc dù ông phát hiện điểm yếu tới hạn trong tiếp cận từ người thầy của mình. Menger cho rằng tổng giá trị được tạo ra bằng ba đầu vào trong sản phẩm thay thế tốt nhất của chúng (sản phẩm hiệu dụng cao nhất) là 10 đơn vị giá trị. Lấy đi một trong những đầu vào và kết hợp lần nữa hai đầu vào kia sẽ tạo ra một sản phẩm có 6 đơn vị giá trị. Giá trị của đầu vào được lấy ra khi đó là 4. vấn đề, mà Wieser công nhận, là các đầu vào được đánh giá theo cách tương tự, xem 12 như tổng các giá trị riêng lẻ. Nhưng giá trị của chúng trong sự kết hợp chỉ là 10! Do đó, phương pháp của Menger có thể dẫn đến sự đánh giá đầu vào quá cao.

4. Giải pháp đồng thời

Như một phương pháp thay thế, Wieser cho rằng sự đóng góp sản xuất của đầu vào như cách làm trong tiến trình đánh giá. Như Wieser nhận xét:

“Yếu tố quyết định không phải là bộ phận thu nhập bị thiệt hại do sự lỗ lãi của một món hàng, mà là thu nhập được đảm bảo bằng sự chiếm hữu chúng” (Natural Value, trang 85).

Để đi đến suy luận này, Wieser cho rằng tất cả hàng hóa sản xuất (đầu vào) được sử dụng thực sự trong cách tối ưu. Trở lại ví dụ của Menger, ông cho rằng các tài nguyên nên được kết hợp theo tỉ lệ cố định (mặc dù ông nhận thấy sự tồn tại của tỉ lệ khả biến trong thế giới thực). Ví dụ một thợ săn phụ thuộc vào súng đạn để giết một con hổ đang chuẩn bị nhảy đến vồ anh ta. Khi kết hợp giá trị, Wieser lập luận giá trị của súng đạn là phát súng bắn thành công. Thế nhưng, nếu chọn riêng lẻ, thì không thể tính giá trị từng cái được. Như Wieser nêu rõ, có hai ẩn số (xy) và một phương trình, X + y = 100, trong đó 100 là giá trị của kết quả thành công.

Với nhiều ẩn số hơn phương trình, bài toán không thể giải được. Nhưng Wieser khéo giải quyết khi xác định sự đóng góp của các yếu tố sản xuất kết hợp trong mỗi ngành công nghiệp và trình bày sự đóng góp này trong phương trình. Như ông hướng dẫn:

“Có thể không chỉ tách riêng những tác dụng này theo cách phỏng chừng, mà phải đặt chúng thành những con số chính xác, ngay sau khi chúng ta tập hợp tất cả những tình huống quan trọng của vấn đề, chẳng hạn như số lượng sản phẩm, giá trị của chúng và số lượng các phương tiện sản xuất sử dụng trong thời điểm. Nếu tính những tình huống này thật chính xác, chúng ta sẽ có được nhiều phương trình, và chúng ta ở trong vị trí phải tính toán xác thực mỗi công cụ sản xuất riêng lẻ”. (Natural Value, trang 87-88).

Một VÍ dụ tính toán sự đóng góp các đầu vào sản xuất hợp tác, Wieser trình bày ba phương trình công nghiệp với ba giá trị đầu vào chưa biết:

x+y =100

2x + 3z = 290

4y + 5z = 590

Ở đây X, y,z là các đầu vào sản xuất, và phần bên phải của sự cân bằng là tổng giá trị được tạo ra bằng những đầu vào kết hợp (dĩ nhiên sự kết hợp là cố định). Giải quyết cùng lúc, giá trị đầu vào được xác định; X = 40, y = 60, và z = 70. Vì thế mỗi đầu vào được quy cho một phần chia xác định trong khi tạo ra tổng giá trị. Nói cách khác, phần đóng góp sản xuất của Wieser là bộ phận tổng thu nhập quy cho yếu tố sản xuất cá nhân. Những giá trị này, trong một hệ thống xảy ra cùng lúc, thực sự làm cạn kiệt tổng sản phẩm.

5. Phân phối tài nguyên

Điều quan trọng là cách giải quyết cùng lúc của Wieser có thể xét theo cách không khác mấy với cách minh họa quan điểm tiến trình toàn bộ của Áo. Vấn đề phải đặt dưới dạng câu hỏi: Cứ cho rằng tài nguyên được phân phối thích hợp và hệ thống nằm trong sự cân bằng (như chúng ta đã làm ở phương trình trên), giá trị của mỗi đầu vào là gì và tài nguyên phân phối ra sao? Nếu mà đầu vào dùng để sản xuất nhiều hàng tiêu dùng hay thành phẩm, thì giá trị của hàng hóa sẽ được xác định bằng hàng hóa có giá trị ít nhất mà đầu vào đang tạo ra. Giá trị này được xác định bằng biên tế, bằng tính hiệu dụng biên tế của đơn vị sau cùng của hàng hóa có giá trị ít nhất mà nó tạo ra. Giá trị đầu vào được quy cho, và giá trị đầu vào tìm thấy, thành lập phí tổn cơ hội của việc sử dụng nó trong mọi ngành sản xuất công nghiệp khác cần phải có nó. Dựa vào chức năng sản xuất theo tỉ lệ cố định trong mọi ngành công nghiệp và sự phân bố tài nguyên (tối đa hóa lợi nhuận) hợp lý, việc cung cấp tất cả hàng hóa khác sử dụng đầu vào sẽ được xác định. Dựa vào những hiệu dụng biên tế đối với các hàng hóa khác, cũng xác định được giá trị.

Điều quan trọng nên lưu ý là giải pháp của Wieser (giải pháp Áo) đối với vấn đề đánh giá đầu vào và đầu ra không giống như giải pháp tìm

Tóm lại, hiệu dụng biên tế của đầu ra sau cùng được trình bày như nguồn giá trị của các nhà kinh tế học Áo. Ngoài ra, họ khám phá một loại lý thuyết sức sản xuất đầu vào rất đặc biệt, một lý thuyết có thế mô tả tốt nhất như lý thuyết đánh giá đầu vào sản phẩm hiệu dụng biên tế. Nói cách khác, giá trị của một đơn vị đầu vào bổ sung áp dụng vào sản xuất được xác định bằng hiệu dụng biên tế của các đơn vị bổ sung tạo ra (MUP. = MP. X MUX) chứ không phải là sản phẩm giá trị biên tế truyền thống, được tìm thấy bằng cách nhân thu nhập biên tế với doanh nghiệp bằng sản phẩm biên tế của đầu vào (MVP. = MP; X Px). Cho dù người ta xem cách tiếp cận Ao có tương phản với hệ thống Marshall truyền thống đi nữa, thì chắc chắn rằng lý thuyết giá trị của Áo đạt đến một điểm mới trong Natural Value của Wieser. Tóm lại, giải thích của Wieser về hệ thống phải xếp vào hạng một trong những thành tựu của trường phái Áo.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)