1. Quy định pháp luật về hợp đồng mượn tài sản:

1.1  Mượn tài sản được hiểu là gì?

Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho mượn và bên đi mượn, trong đó, bên đi mượn có trách nhiệm trả lại đúng tài sản đã mượn.

Như vậy: Mượn tài sản nào thì vẫn phải trả lại tài sản đó như ban đầu

Ví dụ : A mượn chiếc xe của B để đi làm , đến chiều đi làm về, A trả lại chiếc xe đó cho B.=> Đây gọi là A mượn xe của B.

1.2 Hợp đồng mượn tài sản theo quy định pháp luật :

Theo điều 494 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể như sau:

Điều 494: Hợp đồng mượn tài sản:

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Theo hợp đồng mượn tài sản, bên mượn có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản, tức là có quyền quản lý, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi trong thời hạn mượn. Quan hệ mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ.

Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lí do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế. Động cơ để các bên xác lập hợp đồng mượn tài sản thường xuất phát từ việc tương trợ giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hợp đồng mượn tài sản là một hợp đông thực tế, chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự chuyển giao tài sản, vì vậy mặc dù hợp dồng đã được giao kết mà bên cho mượn chưa chuyển giao tài sản, thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực.

2. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản theo quy định pháp luật:

Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Đối tượn của hợp đồng mượn tài sản không thể là vật tiêu hao. Do vậy, đối tượng cho mượn phải là vật không tiêu hao. Bản chất của hợp đồng mượn chuyển giao tái sản để mượn sử dụng trong một thời hạn, hết thời hạn sẽ trả lại đúng tài sản đó, do vậy, nếu cho mượn vật tiêu hao thì sẽ không thực hiện được nghĩa vụ trả vật mượn đúng đối tượng. Do đó, khi thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản mượn thì bên mượn phải trả đúng tài sản ban đầu đã nhận.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản theo quy định pháp luật:

3.1. Quyền của bên mượn tài sản theo quy định pháp luật:

Theo quy định tài điều 497 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

 

Điều 497: Quyền của bên mượn tài sản :

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

 

Bên mượn được sử dụng tài sản mượn theo thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng mượn. Quyền khai thác công dụng được hiểu là một quyền đương nhiên của bên mượn. Quyền khai thác công dụng được hiểu là một quyền đương nhiên của bên mượn. Việc khai thác công dụng tái sản cần hiểu theo nghĩa rộng, có thể bằng hành vi trực tiếp tác động vào tài sản mượn để đáp ứng nhu cầu của mình. 

Ví dụ: Mượn nhà để ở trong thời gian công tác , du lịch. Sử dụng tài sản mượn có thể là hành vi khai thác giá trị của tài sản như nghe nhạc hoặc mượn một bức tranh cổ để làm mẫu vẽ lại,…

Trong quá trình sử dụng, nếu có sự cố, hư hỏng mà không do lỗi của bên mượn thì bên cho mượn thì bên cho mượn phải chi trả chi phí cho việc sửa chữa, trừ trường hợp các bên thỏa thuận mọi hư hỏng do bên mượn chịu chi phí. Khi cho mượn tài sản, hao mòn tự nhiên là điều khó tránh khỏi, vì vậy bên cho mượn không được yêu cầu bên mượn chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên trong thời hạn mượn tài sản.

3.2 Nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

–  Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

–  Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

– Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản theo quy định pháp luật:

4.1. Quyền của bên cho mượn tài sản:

– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

–  Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Kết thúc thời hạn mượn hoặc mục đích của việc mượn tài sản đã đạt được thì bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản mượn . Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù, cho nên trong thời hạn cho mượn, bên cho mượn có thể đòi lại tài sản bất cứ vào thời gian nào nếu như có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản nhưng phải thông báo cho bên mượn một thời gian hợp lý. Ví dụ: tài sản thế cháp được bên thế chấp cho mượn, nếu như trong trường hợp pháp luật quy định phải xử lý tài sản bảo đảm trước thời hạn thì bên thế chấp có quyền đòi lại tài sản thế chấp đã cho bên thứ ba mượn. Hợp đồng mượn tài sản là chuyển quyền sử dụng tài sản. Bên mượn phải sử dụng tài sản đúng mục công dụng của tài sản, nếu sử dụng không đúng công dụng thì tài sản có thể bị hư hỏng hoặc gây thiệt hại cho người khác.

4.2. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:

– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

5.Mẫu hợp đồng mượn tài sản:

Công ty Luật LVN Group xin gửi đến quý khách mẫu hợp đồng mượn tài sản:

 

————————————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

                                            ……., ngày….tháng….năm…..

  HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN TÀI SẢN  

 

Tại (địa điểm): ……………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm có:

–          Bên A (Bên cho mượn)

Họ tên: ……………………….  Sinh năm: ……..…… Tại:  ……………..

CMND số: …………………  Cấp ngày:……………Tại: ………………

Cư trú tại:……………………………………………………………………

–          Bên B (Bên đi mượn)

Họ tên: ……………………….  Sinh năm: ……..…… Tại:  ……………..

CMND số: …………………  Cấp ngày:……………Tại: ………………

Cư trú tại:……………………………………………………………………

Hai bên thống nhất lập bản hợp đồng cho mượn như sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B mượn tài sản với tình trạng sử dụng như sau (có thể mô tả đặc điểm tài sản, còn sử dụng bao nhiêu %, nếu là nhà thì có mấy phòng, diện tích sử dụng chính, phụ, diện tích đất…)

Điều 2:Thời hạn của hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B mượn tài sản với tình trạng như trên, trong thời gian là …….. (ngày, tháng, năm cụ thể), được tính từ ngày …….. đến ngày ……….)

Khi cần trong thời hạn hợp đồng, bên A có thể lấy lại tài sản sau khi đã thông báo cho bên A trước … ngày hoặc khi xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng như:

…………………………………………………………………..

………………………………………………………………….

…………………………………………………………………..

Bên B có thể hoàn trả lại tài sản bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đạt yêu cầu của mình.

Điều 3:Nghĩa vụ của 2 bên

  1. Nghĩa vụ của bên A

–          Nêu rõ tình trạng tài sản và các khuyết tật của tài sản.

–          Lưu ý cho bên B khi sử dụng tài sản (những khả năng xảy ra nguy hiểm…)

–          Nêu các yêu cầu bảo quản, tu bổ, sữa chữa trong quá trình sử dụng…

  1. Nghĩa vụ của bên B

–          Trong thời hạn mượn, bên B có trách nhiệm bảo vệ, quản lý và sử dụng đúng mục đích của tài sản, chịu mọi trách nhiệm về mất mát, hư hỏng (nếu xảy ra), không được tự ý thay đổi trạng thái của tài sản.

–          Không được cho người khác mượn lại, nếu không có ý kiến đồng ý của bên A.

–          Có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu mượn các tư liệu sản xuất) về các phụ tùng, phụ kiện và chịu mọi chi phí khác để bảo đảm giá trị sử dụng bình thường của tài sản trong thời hạn cho mượn.

–          Giao trả nguyên trạng thái đang sử dụng đúng thời hạn hợp đồng với đầy đủ phụ tùng, phụ kiện của nó, nếu làm mất phải tìm mua thay thế v.v…

Điều 4:Trách nhiệm vi phạm hợp đồng

–          Trách nhiệm của bên A không được từ chối các nghĩa vụ đã cam kết khi đã cho mượn tài sản.

–          Bên B vi phạm nghĩa vụ thì ………(xử lý như thế nào, trường hợp để mất mát, hư hỏng tài sản thì phải chịu trách nhiệm gì?)

Điều 5:Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……. ………… đến ngày …………………..

Hợp đồng này được lập thành ……… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.

Gửi người làm chứng hoặc cơ quan chính quyền cấp … bản (nếu cần).

                         ĐẠI DIỆN BÊN A                              ĐẠI DIỆN BÊN B

                                    Ký tên                                                Ký tên

                                  Họ và tên                                          Họ và tên

Xác nhận của người (hoặc cơ quan) làm chứng.

  1. ………
  2. ……..
  3. ……..