1. Mẫu thông báo chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Luật LVN Group xin giới thiệu mẫu thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau ban hành kèm theo Thông tư số 156 /TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN CƠ QUAN THUẾ THÔNG BÁO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/TB-…

…, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Cơ quan Thuế nhận được Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN số … ngày … tháng … năm … của …(Tên người nộp thuế, mã số thuế)… và hồ sơ gửi kèm theo.

Ngày cơ quan Thuế nhận được hồ sơ hoàn thuế: …/…/….

Ngày cơ quan Thuế thông báo hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ thủ tục: …/…/…

Ngày cơ quan Thuế nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định: …/…/….

Căn cứ Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan Thuế thông báo hồ sơ đề nghị hoàn thuế của …(Tên người nộp thuế)… thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Lý do: …(nêu rõ trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế và giải thích nếu có)…

Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế là 40 ngày kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đủ hồ sơ theo quy định.

Nếu có vướng mắc, xin liên hệ với cơ quan Thuế để được giải đáp.

Số điện thoại: …………………

Địa chỉ: ……………………………………./.

Nơi nhận:

– …(Tên người nộp thuế)…;

– …..;

– Lưu VT, ….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

2. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau ?

Ngày 30 tháng 11 năm 2018, Cục Thuế Xuất Nhập Khẩu (Tổng Cục Hải Quan) ban hành Công văn 7813/TXNK-CST 2018 hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau :

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 7813/TXNK-CST
V/v hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời công văn số 3310/HQHCM-TXNK ngày 15/11/2018, công văn số 3233/HQHCM-TXNK ngày 9/11/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc kiểm tra đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau

Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế số 78/2016/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 quy định về thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Quyết định 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/8/2018 của Tổng cục Hải quan quy định: “Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế (đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau) hàng thánglập danh mc các hồ sơ đã hoàn thuế theo 02 loi: Hồ sơ cần kiểm tra trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết đnh hoàn thuế/không thu thuế; hồ sơ cần kiểm tra trong thời hạn 10 năm kể từ ngày ban hành quyết đnh hoàn thuế/không thu thuế (theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế s 78/2006/QH 11 được sửa đổi bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật Quản lý thuế s 21/2012/QH13 ) báo cáo về Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau hoàn thuế (đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế/không thu thuế trước, kiểm tra sau) theo quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC”.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thực hiện như sau:

1. Việc phân loại hồ sơ kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau trong thời hạn 01 năm và 10 năm của cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

2. Định kỳ hàng tháng, các Chi cục Hải quan đã thực hiện hoàn thuế lập 02 Danh mục gồm: Danh mục hồ sơ đã hoàn thuế, đề nghị kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 01 năm; Danh mục hồ sơ đề nghị kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 10 năm gửi về Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

3. Chi cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ 02 danh mục nêu trên để lựa chọn các trường hợp cần tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 01 năm và 10 năm trình lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan thông báo cho Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế bàn giao hồ sơ thuộc diện kiểm tra trong thời hạn 01 năm hoặc 10 năm (đối với các hồ sơ nằm trong kế hoạch kiểm tra được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt).

4. Sau khi có kết quả kiểm tra, đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế để thực hiện các nội dung theo quy định tại tiết đ điểm 3 khoản 63 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 129 Thông tư 38/2016/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính để lưu kết quả kiểm tra vào hồ sơ hoàn thuế, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống nếu kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế; thu hồi lại quyết định hoàn thuế, thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của pháp luật với trường hợp kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế không đủ điều kiện hoàn thuế; ban hành Quyết định hoàn thuế bổ sung với trường hợp kết quả kiểm tra xác định số tiền thuế đã hoàn nhỏ hơn số tiền thuế được hoàn.

Cục Thuế xuất nhập khẩu trả lời để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Các Cục Hải quan các tỉnh, TP;
– Văn phòng TC (để theo dõi);
– Lưu: VT, CST (03b).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Hưng

3. Chính sách kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng ?

Ngày 22 tháng 04 năm 2014, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 1329/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng:
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-
Số: 1329/TCT-KK
V/v: Kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Cần Thơ
Trả lời công văn số 58/CT-KK &KTT ngày 27/3/2014 của Cục Thuế thành phố Cần Thơ về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn về phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế tại Khoản 2 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Căn cứ hướng dẫn về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về thuế GTGT có liên quan, trong đó có hướng dẫn từ Điều 14 đến Điều 19 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT.
Căn cứ các Công văn: số 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013, số 9976/BTC-TCT ngày 31/7/2013, số 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013, số 1752/BTC-TCT ngày 10/02/2014 của Bộ Tài chính; số 4235/TCT-KK ngày 05/12/2013 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với trường hợp người nộp thuế có rủi ro về thuế.
Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế thành phố Cần Thơ thực hiện:
– Phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
– Kiểm tra hoàn thuế GTGT chặt chẽ đối với trường hợp người nộp thuế có rủi ro về thuế theo hướng dẫn tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, các quy trình hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế của Tổng cục Thuế và các công văn nêu trên.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Cần Thơ được biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế (BTC);
– Các Vụ: PC, CS (TCT);
– Lưu: VT, KK.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Trần Văn Phu

4. Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra hoàn thuế ?

Ngày 25 tháng 05 năm 2010, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 1746/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc trả lời vướng mắc trong kiểm tra hoàn thuế:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
—————–

Số: 1746/TCT-KK

V/v: Trả lời vướng mắc trong kiểm tra hoàn thuế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Trả lời công văn số 160/CT-KTT ngày 04/03/2010 của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn về việc vướng mắc về thuế GTGT tại Chi nhánh Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp tại Bắc Kạn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 2.6 Mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

“Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:

a) Sử dụng hoá đơn làm cơ sở thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;

b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ…”

Theo hướng dẫn tại Điểm 4.2 Công văn số 10220/BTC-TCT ngày20/7/2009 của Bộ Tài chính về việc điều kiện thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, thuế GTGT;

“Trường hợp thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc có phát sinh hoá đơn GTGT nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì quan hệ thanh toán tiền hàng mang tính chất thanh toán nội bộ giữa công ty và chi nhánh hoặc giữa công ty trong tập đoàn vẫn đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT”

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp điều chuyển nguyên vật liệu cho chi nhánh Tổng công ty, Tổng công ty đã xuất hoá đơn GTGT đầu ra và đã kê khai nộp thuế, đã thanh toán qua ngân hàng cho người bán, Chi nhánh Tổng công ty đã kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn GTGT này, được kê khai khấu trừ hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế nêu trên.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn biết./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Bùi Văn Nam

5. Trường hợp nào người nộp thuế có dấu hiệu nghi vấn bị kiểm tra hoàn thuế ?

Ngày 31 tháng 07 năm 2013, Bộ Tài Chính ban hành Công văn 9976/BTC-TCT năm 2013 kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng:

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 9976/BTC-TCT
V/v kiểm tra hoàn thuế GTGT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2013

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Qua tổng hợp báo cáo kết quả và tình hình hoàn thuế 06 tháng đầu năm 2013, các Cục Thuế đã giải quyết hoàn bằng 111,85% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó hoàn thuế GTGT cho “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết” bằng 34,1% tổng số tiền thuế hoàn và bằng 133,58% so với cùng kỳ năm 2012. Một số tỉnh, doanh nghiệp có số tiền thuế GTGT đã hoàn tăng cao, có dấu hiệu bất thường.

Nhằm tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, tránh gian lận hoàn thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế thực hiện:

1. Thực hiện đúng quy định của Bộ Tài chính tại Quy chế lập, quản lý, sử dụng quỹ hoàn thuế GTGT ban hành kèm theo Quyết định số 1632/1998/QĐ-BTC ngày 17/11/1998; Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký quyết định hoàn thuế.

– Trường hợp hoàn thuế đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý: các Phòng chức năng thuộc Cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định theo đúng quy định trình Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định hoàn thuế.

– Trường hợp hoàn thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế được phân công quản lý:

+ Các Đội chức năng thuộc Chi cục Thuế thực hiện tiếp nhận, kiểm tra xác định số thuế được hoàn theo đúng quy định làm căn cứ đề xuất với Chi cục trưởng Chi cục Thuế trình Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định.

+ Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán thuộc Cục Thuế thực hiện thẩm định hồ sơ hoàn thuế và kết quả kiểm tra của Chi cục Thuế theo đúng quy định làm căn cứ trình Cục trưởng Cục Thuế xem xét quyết định hoàn thuế.

2. Kiểm tra hoàn thuế chặt chẽ theo đúng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy trình hoàn thuế, quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế.

Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau có dấu hiệu nghi vấn như:

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với quy mô doanh số kinh doanh, so với số thuế đề nghị hoàn.

– Cơ sở kinh doanh sản xuất, thương mại mới thành lập trong thời gian 24 tháng trở lại.

– Doanh nghiệp kinh doanh thương mại không có cơ sở vật chất (nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phương tiện vận tải, hệ thống các cửa hàng, …).

– Lập doanh nghiệp ở địa phương này nhưng kinh doanh mua, bán sản phẩm, hàng hóa (nhất là hàng hóa nông sản) sản xuất ở địa phương khác có dấu hiệu bất thường.

– Doanh nghiệp kinh doanh thương mại mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu chủ yếu từ doanh nghiệp kinh doanh thương mại, doanh nghiệp mới thành lập, tổ chức, cá nhân thu gom hàng hóa là nông lâm thủy sản không chịu thuế GTGT đầu vào.

– Doanh nghiệp thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ tài khoản vãng lai.

– Doanh nghiệp bên mua và bên bán có quan hệ vợ chồng, anh em, quan hệ liên kết có dấu hiệu bất thường.

Đối với các trường hợp trên cơ quan thuế phải có văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung làm căn cứ quyết định hoàn thuế; trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, có dấu hiệu gian lận hoàn thuế thì phải chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Các hồ sơ hoàn thuế GTGT phải loại trừ số thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế do không thực hiện thanh toán qua ngân hàng khi quyết định hoàn thuế theo đúng quy định của Luật Thuế GTGT.

Kiểm tra xác định đúng số thuế được hoàn (trường hợp “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết” quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ thực hiện xác định số thuế được hoàn theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 1027/TCT-KK ngày 22/3/2012, không bao gồm nội dung “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào để xuất khẩu không qua khâu sơ chế, sản xuất chỉ được xét hoàn khi đã thực xuất khẩu”).

3. Đối với người nộp thuế có số thuế hoàn tăng đột biến (trên 10% so với cùng kỳ năm trước), có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế cần xác định rõ nguyên nhân, qua đó tập trung kiểm tra trước, sau hoàn thuế kết hợp với kiểm tra, thanh tra toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghĩa vụ nộp các loại thuế khác của người nộp thuế, tránh tình trạng lợi dụng gian lận hoàn thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước.

(Theo báo cáo kết quả hoàn thuế 06 tháng đầu năm 2013, một số doanh nghiệp có số thuế hoàn đối với trường hợp “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết” tăng đột biến, như các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của các Cục Thuế: Hưng Yên, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, …).

4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013 nhằm loại trừ số thuế không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế.

5. Trong quá trình quản lý công tác hoàn thuế tại địa bàn, định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm, cơ quan thuế có trách nhiệm theo dõi, đánh giá kết quả và tình hình hoàn thuế, phát hiện những trường hợp hoàn thuế tăng đột biến, có dấu hiệu rủi ro để có biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đồng thời báo cáo cơ quan thuế cấp trên để biết, tổng hợp đánh giá chung.

Bộ Tài chính thông báo để các Cục Thuế biết và thực hiện.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để báo cáo);
– Các Vụ: PC, CST;
– Tổng cục Thuế (PC, CS, TTR, KTNB);
– Lưu: VT, TCT (VT, KK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

6. Phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế ?

Ngày 25 tháng 04 năm 2014, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 1406/TCT-KK năm 2014 phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1406/TCT-KK
V/v phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Trả lời công văn số 1066/CT-KKKTT ngày 10/4/2014 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương về việc giải đáp chính sách thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Khoản 34 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật;

Căn cứ Khoản 2 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên:

– Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Khoản 34 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

– Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế nêu trên, người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì cơ quan thuế thực hiện phân loại kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế căn cứ theo nội dung đã quy định tại Khoản 2 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC để phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần tiếp theo của người nộp thuế.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Hải Dương được biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC (BTC);
– Vụ: PC2b, CS (TCT);
– Lưu: VT, KK2b.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Trần Văn Phu

7. Quy định về hoàn thuế kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ?

Ngày 27 tháng 05 năm 2015, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 2056/TCT-KK 2015 hoàn thuế kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2056/TCT-KK
V/v chính sách thuế

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2015.

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Trả lời công văn số 468/CT-KTT ngày 27/03/2015 của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp hỏi về vướng mắc trong việc giải quyết hoàn thuế và kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại cơ quan thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

– Khoản 18 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung Điều 60 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH1:

“2. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là sáu ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.

4. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là bốn mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.”

– Khoản 1 Điều 5 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung các khoản 1, khoản 1a và khoản 6 Điều 31 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH1 1 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13:

“1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo thánglà Tờ khai thuế tháng;

1a. Hồ sơ khai thuế đối với thuế khai và nộp theo quý là Tờ khai thuế quý;”.

– Điều 60 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

– Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ quy định nêu trên thì:

– Về xử lý hồ sơ hoàn thuế: Kể từ ngày 01/01/2015 khi gửi hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế thì người nộp thuế không phải gửi Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra, mua vào. Vì vậy, khi nhận được hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế gửi đến, cơ quan thuế thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định.

+ Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; cơ quan Thuế đối chiếu, xác minh các hóa đơn bán hàng có liên quan của người nộp thuế hiện có trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế và các cơ quan liên quan (nếu có) để làm căn cứ giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Trường hợp trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn, cơ quan Thuế có nghi vấn số thuế đề nghị hoàn thì lập thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau; trường hợp có nghi vấn liên quan đến văn bản của cơ quan quản lý nhà nước khác thì cơ quan Thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp thêm thông tin, không đề nghị người nộp thuế cung cấp.

+ Đối với hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau; cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra thuế để xác định rõ số thuế được hoàn bao gồm cả biện pháp xác minh hóa đơn.

– Về kiểm tra doanh thu tính thuế TNDN năm 2014: Tổng cục Thuế nhất trí với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp tại công văn số 468/CT-KTT nêu trên, theo đó đối với doanh thu tính thuế TNDN năm 2014 thì doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về số liệu kê khai, trường hợp sau này khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nếu phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp được biết và và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ: CS, PC, Vụ TVQT (TCT);
– Lưu: VT, KK (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Đại Trí