Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác được quy định là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thóa mạ, xỉ nhục, miệt thị …
1. Tội làm nhục người khác được quy định như thế nào?
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhăn phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đoi với 02 người trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đổi với người đang thi hành cõng vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử đế phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%).3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơ thể 61%) trở lên;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội làm nhục người khác
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội làm nhục người khác; các khoản 2,3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm nhục người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS, là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác được quy định là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thóa mạ, xỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự, xúc phạm nhân phẩm như chửi bới, nhạo báng… hoặc có thể là những cử chỉ, hành vi có tính chất bỉ ổi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Những hành vi này có thể được thực hiện trực tiếp, công khai trước mặt người bị xúc phạm hoặc có thể gián tiếp qua người khác, qua phương tiện thông tin, liên lạc như qua điện thoại, qua thư, qua thư điện tử để đến người này hoặc có thể qua hình thức truyền thông như mạng xã hội, báo viết, báo điện tử V.V..
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi để đạt được mục đích đó.
2.4 Khung hình phạt được áp dụng
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội làm nhục người khác xảy ra độc lập với nhau.
– Đổi với 02 người trở lên: Đây là trường hợp có nhiều nạn nhân bị làm nhục bởi một hành vi phạm tội.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường họp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và họ đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi làm nhục người khác.
– Đổi với người đang thi hành công vụ: Đây là trường hợp nạn nhân là người thi hành công vụ và hành vi làm nhục xảy ra vì họ đang thi hành công vụ.
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình: Đây là trường họp phạm tội mà giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ đặc biệt với nhau. Trong đó, người phạm tội là người phải biết ơn và kính trọng nạn nhân vì đã được nạn nhân dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc. Do vậy, mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã lợi dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm nhục người khác. Đó là các phương tiện có thể khiến hành vi làm nhục người khác trở lên nghiêm trọng hơn do có thể mở rộng phạm vi cũng như làm tăng tốc độ ảnh hưởng xấu của hành vi làm nhục người khác.
– Gãy roi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%): Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe tâm thần ở mức độ rất nghiêm trọng do bị làm nhục.
Khoản 3 cúa điều luật quy định khung hình phạt tầng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỳ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe tâm thần ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bị làm nhục.
– Làm nạn nhân tự sát: Đây là trường họp nạn nhân do bị làm nhục nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị làm nhục và việc tự sát có mối QHNQ với nhau.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội vu khống được quy định như thế nào?
Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 156. Tội vu khống1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thảng đến 01 năm:a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích họp pháp của người khác;b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan cóthẩm quyền. ‘2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, qưyền hạn;c) Đổi với 02 người trở lên;d) Đổi với ông, bà, cha, mẹ, người dạy do, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;đ) Đối với người đang thi hành công vụ;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gãy rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;h) Vu khổng người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Vì động cơ đê hèn;b) Gãy rối loạn tâm thần và hành vỉ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên;c) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội vu khống
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vu khống; các khoản 2,3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội vu khống được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS, là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Theo khoản 1, hành vi khách quan của tội vu khống có thể là một trong hai loại hành vi được quy định tại điểm a và điểm b. Tuy nhiên, theo điểm a, hành vi khách quan có thể là một trong hai dạng hành vi được quy định là hành vi bịa đặt hoặc hành vi lan truyền nội dung bịa đặt. Theo đó, có thể nói, có ba dạng hành vi phạm tội của tội này. Đó là:
– Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt . hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước.
+ về dạng hành vi thứ nhất
Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác…
+ về dạng hành vi thứ hai
Người phạm tội tuy không tự đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác nhưng đã có hành vi loan truyền tiếp những thông tin này mà người khác đã đưa ra đến người tiếp theo bằng những hình thức khác nhau.
+ về dạng hành vi thứ ba
Đây là dạng hành vi đặc biệt của hành vi phạm tội vu khống. Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước như trước các cơ quan công an, hải quan, viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không có hành vi đó.
4.3 Dấu hiệu lỗi cùa chủ thể
Ở cả ba dạng hành vi, lỗi của chủ thể đều là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra hoặc thông tin mà mình loan truyền là không đúng sự thật hoặc biết người mình tố giác không có hành vi phạm tội. Trong trường hợp không biết nội dung trên đây thì không có lỗi cố ý và hành vi không cấu thành tội vu khống như trường họp nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật V.V..
4.4 Dấu hiệu mục đích phạm tội
Nội dung của hành vi khách quan cùng với lỗi cố ý của chủ thể đã thể hiện mục đích của người phạm tội là nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
4.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm vu khống mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng vị thể này khi thực hiện hành vi vu khống.
– Đổi với 02 người trở lên: Đây là trường hợp có nhiều nạn nhân bị vu khống.
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy do, nuôi dưỡng, chăm sóc, giảo dục, chữa bệnh cho mình: Đây là trường hợp phạm tội mà giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ đặc biệt với nhau. Trong đó, người phạm tội là người phải biết ơn và tôn trọng nạn nhân hơn ai hết. Do vậy, mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
– Đối với người đang thi hành công vụ: Đây là trường hợp nạn nhân là người thi hành công vụ và hành vi vu khống xảy ra vì họ đang thi hành công vụ.
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện diện tử để phạm tội: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã lợi dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để vu khống người khác. Đó là các phương tiện có thể làm hành vi vu khống trở lên nghiêm trọng hơn do có thể mở rộng phạm vi cũng như làm tăng tốc độ ảnh hưởng xấu của hành vi vu khống.
– Gây rối loạn tâm thần và hành vỉ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%>: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe tâm thần ở mức độ rất nghiêm trọng do bị vu khống. Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe tâm thần ở mức độ rất nghiêm trọng do bị vu khống.
– Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp nạn nhân bị vu khống đã phạm tội thuộc loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà không giới hạn là tội cụ thể nào. Tất cả các tội có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 07 năm tù trở lên đều thuộc phạm vi của tình tiết tăng nặng định khung hình phạt này.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp động cơ phạm tội vu khống có tính hèn hạ, không bình thường. Động cơ phạm tội như vậy làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vu khống. Vỉ dụ: Để có cớ ly hôn, người chồng đã vu khống người vợ ngoại tình hoặc vu khống người vợ phạm tội.
– Gây roi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm bị tổn hại về sức khỏe tâm thần ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bị vu khống.
– Làm nạn nhân tự sát: Đây là trường họp nạn nhân do bị vu khống nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị vu khống và việc tự sát có mối QHNQ với nhau.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group