1. Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế mẫu mới nhất ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn làm thủ tục nhận nuôi con nuôi thực tế, mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi mẫu tờ khai đăng ký nhận nuôi con nuôi thực tế ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Nuôi con nuôi, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mẫu TP/CN-2014/CN.03

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

ảnh 4×6

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ

ảnh 4×6

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn………………………. ,

huyện/quận…………………………………………, tỉnh/thành phố…………

Chúng tôi/Tôi là:

Ông

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Dân tộc

Quốc tịch

Nghề nghiệp

Nơi thường trú

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

Nơi cấp

Ngày, tháng, năm cấp

Địa chỉ liên hệ

Điện thoại/fax/email

Chúng tôi/Tôi đã chăm sóc, nuôi dưỡng người có tên dưới đây như con đẻ của mình:

Họ và tên: ……………… …………..Giới tính: ………….

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………

Nơi sinh: …………………………………………………………..

Dân tộc: ……………………………… Quốc tịch……………..

Nơi cư trú: ……………………………………………………

…………………………………………………………………………

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện từ ngày ……….tháng……… năm………… Cho đến nay, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn đang tồn tại. Nay chúng tôi/tôi có nguyện vọng đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

Chúng tôi/tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế cho chúng tôi theo quy định của pháp luật.

………………, ngày ……………..tháng ………..năm…………….

ÔNG BÀ

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên[2]

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ NHẤT

Tôi tên là…………………….. sinh năm …………..

Số CMND……………………., cư trú tại…………..

……………………………………………………

Tôi có biết về việc Ông/Bà…. đã chăm sóc, nuôi dưỡng anh/chị……. Cho đến nay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn đang tồn tại. Tôi xin cam đoan lời chứng của tôi là đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm chứng của mình.

……………….., ngày……….tháng……… năm………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ HAI

Tôi tên là………………… sinh năm …………

Số CMND………………… cư trú tại………..

………………………………………………………..

Tôi có biết về việc Ông/Bà…………. đã chăm sóc, nuôi dưỡng anh/chị…….. Cho đến nay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn đang tồn tại. Tôi xin cam đoan lời chứng của tôi là đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm chứng của mình.

……………….., ngày……….tháng……… năm………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

[1] Nếu người nhận nuôi không nhớ rõ ngày nào của tháng thì ghi ngày 01 của tháng đó. Nếu người nhận nuôi không nhớ rõ ngày, tháng nào của năm thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đó.

[2] Nếu người nhận con nuôi muốn giữ bí mật về việc nuôi con nuôi thì người được nhận làm con nuôi không cần phải ký tên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt nam làm con nuôi người nước ngoài ?

Việc nhận nuôi con nuôi là một trong vấn đề pháp lí ngày càng đươc nhiều người quan tâm. Đặc biệt, việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong những trường hợp pháp lí không đơn giản. Dưới đây, công ty Luật LVN Group xin cung cấp môt số thông tin về trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là trường hợp người nước ngoài nhận nuôi trẻ em Việt Nam như sau:

Luật sư tư vấn:

Cơ sở pháp lý:

+ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010 ;

+ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

+ Thông Tư số 12/2011/TT-BTPngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

I. TÊN THỦ TỤC: Giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài theo thủ tục đích danh.

II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

Bước 1: Cá nhân yêu cầu đăng ký việc nuôi con nuôi tự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp cá nhân xin nhận đích danh trẻ em làm con nuôi thì Cục con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có Công văn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đươc báo cáo của Sở Tư pháp, nếu đồng ý thì Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp, trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

– Trường hợp người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người đó chấm dứt.

Bước 2: Hồ sơ của người xin nhận con nuôi nộp tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp, sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục con nuôi -Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của cá nhân đó cho phòng Hành chính Tư pháp- Sở Tư pháp. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại phòng hành chính Tư pháp – Sở Tư pháp nơi bạn nhận nuôi trẻ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Hành chính tư pháp – Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ để bổ sung hoàn thiện hồ sơ cho hợp lệ.

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần

Bước 3: Nhận Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm trong phòng Hành chính Tư pháp, Sở Tư pháp của tỉnh nơi bạn nôp hổ sơ.

Công chức trả Quyết định viết hoá đơn nộp lệ phí, đồng thời tổ chức lễ trao quyết định cho người đến nhận theo nghi lễ của Nhà nước.

Thời gian trao trả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần

III. CÁCH THỰC HIỆN:

Người có yêu cầu đăng ký việc nhận nuôi con nuôi đích danh trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. Sau khi hồ sơ đầy đủ, Cục con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp ( Phòng Hành chính Tư pháp) để giới thiệu trẻ.

IV. HỒ SƠ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

+ Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

+ Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;

+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ hoặc mẹ kế với cha đẻ của người được nhận làm con nuôi trong trường hợp xin nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi.

+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em đang được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

+ Giấy tờ tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

(Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

.Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt nam làm con nuôi người nước ngoài?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Hồ sơ của trẻ được cho làm con nuôi

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Tùy từng trường hợp cụ thể, còn phải có giấy tờ tương ứng sau: đối với trẻ bị bỏ rơi phải có Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi (do UBND hoặc công an xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập); đối với trẻ em mồ côi phải có Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ; đối với trẻ em mà cha, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự phải có Quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự; đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng phái có Quyết định tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng; đối với trẻ em mà cha, mẹ đẻ mất tích thì phải có Quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ mất tích.

+ Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định), trong đó phải ghi trung thực về những đặc điểm, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.

(Trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng làm con nuôi thì không cần có văn bản này)

+ Tài liệu chứng minh để thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ

V. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: 100 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ ( theo quy định tại điều 36, 37 luật nuôi con nuôi)

VI. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TTHC: Cá nhân

VII. CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp tỉnh.

– Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh.

VIII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Quyết định

IX. PHÍ, LỆ PHÍ: (Nộp tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp)

+ Chín triệu đồng (9.000.000 đồng)/trường hợp

Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

+ Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 23, đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 29, công nhận và ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký ở nước ngoài theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.

X. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

* Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

* Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Mẫu kê khai:

Mẫu TP/CN-2011/CN.02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________***________

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

Kính gửi:[1] ……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

Chúng tôi/tôi là:

Ông

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Dân tộc

Quốc tịch

Nghề nghiệp

Nơi thường trú

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

Nơi cấp

Ngày, tháng, năm cấp

Địa chỉ liên hệ

Điện thoại/fax/email

Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên: …………… Giới tính: ……………………....

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………

Nơi sinh: …………………………………………………………….

Dân tộc: ……………………………. Quốc tịch: ……………..

Nơi thường trú: ……………………………………………….

Tình trạng sức khỏe: ………………………………………

Họ và tên cha: …………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………

Dân tộc:…………… Quốc tịch: ………………………………

Nơi thường trú: ………………………………………………….

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………

Dân tộc:…………………….. Quốc tịch: …………………….

Nơi thường trú: …………………………………………………

…………………………………………………………………………

Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em[2]:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………..

Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:

………………………………………………………………………..

Lý do xin nhận con nuôi: …………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho…………………………[3] nơi chúng tôi/tôi thường trú.

Đề nghị[4] ………….. xem xét, giải quyết.

………………, ngày …………….. tháng ……….. năm……………..

ÔNG BÀ

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

[1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

[2] Không cần khai phần này nếu trẻ em đang sống cùng cha,mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở nuôi dưỡng. Trường hợp trẻ em đang sống cùng người giám hộ/người nuôi dưỡng, thì ghi họ tên, địa chỉ của người đang giám hộ/ nuôi dưỡng trẻ em.

[3] Ghi tênUBND xã/phường/thị trấn hoặcCơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

[4]Như kính gửi.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Tư vấn luật hành chính Việt Nam Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nhân nuôi con nuôi ?

Pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi có những quy định cụ thể về việc xác lập quan hệ cha mẹ và con; giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Luật hiện hành cũng không cấm người độc thân không được quyền nhận con nuôi. Tuy nhiên, khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thời điểm độc thân và sau đó lại kết hôn, thì người còn lại có được quyền trở thành cha, mẹ nuôi hay không, điều này pháp luật

Tháng 3.2009, ông Lâm Thành đến UBND xã T.D, huyện L.V, tỉnh Đồng Tháp yêu cầu đăng ký làm cha nuôi cháu bé chưa tròn một tuổi. Tại thời điểm đăng ký và xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì ông Thành trong tình trạng độc thân, do đó khi đăng ký khai sinh cho con nuôi, bản chính giấy khai sinh chỉ có tên cha, không ghi tên mẹ. Sự việc tưởng chừng đơn giản, nhưng đến tháng 5.2010 ông Thành đăng ký kết hôn với bà Trần Thị Ngọc Hoa. Khi có giấy chứng nhận kết hôn, ông Thành đến UBND xã yêu cầu ghi tên người vợ mới cưới của mình vào giấy khai sinh của con nuôi để người con nuôi có cha, mẹ trong hồ sơ, sau này không ảnh hưởng đến tình cảm cha mẹ và thuận lợi trong cuộc sống. UBND xã đã tra cứu các quy định pháp luật, nhưng vẫn không rõ trường hợp trên có được giải quyết hay không, vì pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp này.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ điều kiện của người được nhận làm con nuôi, theo đó một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Tuy nhiên, trong điều luật này chỉ công nhận việc nuôi con nuôi khi tại thời điểm nhận nuôi con nuôi cả hai người là cha, mẹ nuôi phải là vợ chồng. Luật cũng như các văn bản hướng dẫn không quy định một người độc thân xác lập quan hệ nuôi con nuôi, sau đó kết hôn thì vợ/chồng của họ được quyền xác lập quan hệ nuôi con nuôi tiếp theo, để trở thành cha/mẹ nuôi. Điều này đã gây rắc rối cho chính quyền sở tại, khi người dân có yêu cầu giải quyết, như trường hợp của ông Thành.

Mặt khác trên thực tế, khi nhận nuôi con nuôi ông Thành trong tình trạng độc thân, điều này hoàn toàn phù hợp với quy định và pháp luật không cấm. Nhưng sau đó, người vợ hợp pháp của ông Thành lại tiếp tục đăng ký nuôi con nuôi đối với đứa con nuôi của chồng mình thì liệu có mâu thuẫn với quy định chung về nuôi con nuôi hay không? (vì đứa con nuôi chỉ có thể làm con nuôi của một người, hoặc của cả hai người là vợ chồng).

Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi xác lập nuôi con nuôi có nhiều rắc rối

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Có ý kiến cho rằng, trong vụ việc này ông Thành đã được UBND xã cấp giấy chứng nhận kết hôn, do đó ông có yêu cầu ghi bổ sung họ và tên vợ vào giấy khai sinh của người con nuôi thì bà Hoa thì phải đến UBND xã – nơi cấp giấy khai sinh người con nuôi của ông Thành làm thủ tục hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi của ông Thành làm con nuôi của mình. Sau khi có quyết định nuôi con nuôi, UBND xã sẽ bổ sung họ và tên bà Hoa vào giấy khai sinh của người con nuôi, từ đó bà Hoa sẽ là mẹ nuôi của con ông Thành. Điều này theo quy định của pháp luật chưa phù hợp, vì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Việc bà Hoa tiếp tục yêu cầu được nhận con nuôi của ông Thành lần thứ hai là không đúng, dẫn đến việc hai người nhận nuôi một đứa con nuôi.

Rắc rối từ trường hợp trên cho thấy, quy định pháp luật hiện hành chưa rõ, dẫn đến rắc rối cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi và gây khó cho công dân. Điều này cũng phát sinh nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau, dẫn đến giải quyết không thống nhất. Có thể, UBND xã áp dụng quy định: người con nuôi chỉ có thể làm con nuôi của một người, hoặc của cả hai người là vợ chồng tại bất kỳ thời điểm nào nên khi ông Thành xác lập quan hệ hôn nhân thì vợ của ông Thành cũng có quyền làm mẹ nuôi. Cũng có thể hiểu, quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, do đó khi vợ ông Thành muốn làm mẹ nuôi thì không thể giải quyết.

Tránh tình trạng áp dụng luật không thống nhất, nên có hướng dẫn cụ thể để giải quyết vướng mắc, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

4. Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi muốn nhờ Công ty làm thủ tục cho con gái tôi năm nay 14 tuổi làm con nuôi của Cậu tôi (em trai mẹ tôi), hiện có quốc tịch Mỹ.

Vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Người gửi: Ngọc

Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Cậu của bạn mang quốc tịch Mỹ muốn nhận con gái bạn làm con nuôi, cậu bạn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện được quy định tại điều 14 Luật Nuôi con nuôi. Nếu cậu bạn đáp ứng đủ các điều kiện được quy định thì cậu bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau, điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:

“Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.”

Tất cả các giấy tờ trong hồ sơ nhận con nuôi này đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi đem nộp cho Bộ Tư pháp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

5. Thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi ở nước ngoài ?

Trình tự thực hiện:
1- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện;
2- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện

(Xem Danh sách các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để biết thông tin về địa chỉ, lịch làm việc để nộp hồ sơ và nhận kết quả).

Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện

– Qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

1. Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận.

Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại nước nơi đăng ký việc nuôi con nuôi thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc chính quyền cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.

3. Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

– 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

– 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi

Lệ phí: 100USD / trường hợp đăng ký việc nuôi con nuôi

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (Mẫu BTP-NG/HT-2007-CN.1)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :

-Cơ quan đại diện chỉ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi khi người nhận nuôi con nuôi hoặc trẻ em được nhận làm con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú tại nước sở tại.

-Trong trường hợp việc nuôi con nuôi đăng ký tại Cơ quan đại diện là nơi trẻ em được nhận làm con nuôi tạm trú, không phải nơi tạm trú của người nhận nuôi con nuôi, thì phải có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà người nhận nuôi con nuôi tạm trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

1- Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09-6-2000 có hiệu lực từ 01/01/2001

2- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 có hiệu lực 02/01/2003

3- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 có hiệu lực từ 01/9/2006.

4- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/4/2006

5- Thông tư liên tịch số 11/TTLT/2008/BTP-BNG ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao có hiệu lực từ 01/3/2009.

6- Thông tư số 07/2002/TT- BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp có hiệu lực từ 02/01/2003

7- Thông tư số 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/ 2004 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 01/3/2005.

8- Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 13/6/2007 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007

Mọi vướng mắc pháp lý về Thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi, vui lòng liên hệ tổng đài Luật sư của LVN Group 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn qua điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group