1. Mẫu tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi

Công ty luật LVN Group cung cấp mẫu tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2011/CN.06) để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

TỜ KHAI HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

PHẦN TỰ KHAI CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

1. Ông:

Họ và tên: ………………………….. Ngày sinh: ……………….

Nơi sinh: ………………………………………………………………..

Số Giấy CMND: …….. Nơi cấp: …… Ngày cấp ……………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………….

Nơi thường trú: ……………………………………………………….

Tình trạng hôn nhân[1]: …………………………………………….

………………………………………………………………………………

2. Bà:

Họ và tên: ……………………… Ngày sinh: ……………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………..

Số Giấy CMND: …… Nơi cấp: …… . Ngày cấp …………..

Nghề nghiệp: ………………………………………………………….

Nơi thường trú: ……………………………………………………..

Tình trạng hôn nhân[2]: …………………………………………..

…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

3. Hoàn cảnh gia đình[3]:……………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

– Nhà ở: ………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

– Mức thu nhập: ……………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

– Các tài sản khác: ……………………………………………………

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

……………, ngày…….. tháng……….năm…………..

Ông

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến của Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng thôn về người nhận con nuôi:

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

……………, ngày………..tháng………… năm………

Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác minh của công chức tư pháp – hộ tịch[4]:

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

……………, ngày………..tháng………… năm………

Người xác minh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn

……………, ngày………..tháng………… năm………

TM. UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

[1] Khai rõ đây là lần kết hôn thứ mấy của người nhận con nuôi, tình trạng con cái.

[2] Khai như chú thích 1.

[3] Khai rõ hiện nay người nhận con nuôi đang sống cùng với ai; thái độ của những người trong gia đình về việc nhận con nuôi.

[4] Ý kiến của cán bộ xác minh về các nội dung mà người nhận con nuôi tự khai ở trên. Đánh giá người nhận con nuôi đủ hay không đủ điều kiện để nhận con nuôi.

———————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được giải quyết như thế nào?

Thư Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Anh T và chị C lấy nhau đã 12 năm nhưng không có con, họ đã đi đến quyết định xin nhận cháu D 13 tuổi con một người hàng xóm đông con làm con nuôi. Được vài năm, do điều kiện kinh tế của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn nên anh chị quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi với cháu D và trả lại quyền nuôi dưỡng cho cha mẹ đẻ của cháu.
Vậy hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được giải quyết như thế nào?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Bạn thân mến, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi trong trường hợp “Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”. Trong trường hợp của anh T, vợ chồng anh T có thể chấm dứt việc nuôi cháu D theo ý tự nguyện của vợ chồng anh.

Taị thời điểm này vợ chồng anh T chấm dứt việc nuôi con nuôi thì cháu bé chưa đủ tuổi thành niên ; căn cứ theo quy định Điều 27 Luật nuôi con nuôi năm thì hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi trong trường hợp này như sau:

Quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng anh T và cháu D chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Cháu D là người chưa thành niên thì Tòa án sẽ quyết định giao cho cha mẹ đẻ cháu D hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất cho cháu D.

Nếu cháu D được Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ chăm sóc thì cha mẹ đẻ được khôi phục quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với cháu bé.

Trong trường hợp cháu D có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu cháu D có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình vợ chồng anh T thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thỏa thuận giữa cháu D và vợ chồng anh T; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi việc nuôi con nuôi chấm dứt, theo yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cháu D, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc người đã làm con nuôi được lấy lại họ, tên mà cha mẹ đẻ đã đặt.

Chúc vợ chồng anh T có cuộc sống hạnh phúc! Trân trọng./.

3. Một số nội dung liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi (danh mục các nước kèm Thông tư này).

I. NGƯỜI XIN NHẬN CON NUÔI, TRẺ EM ĐƯỢC CHO LÀM CON NUÔI

1. Người xin nhận con nuôi

Theo Điều 28 luật nuôi con nuôi 2010, người xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bao gồm:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

2. Trẻ em được cho làm con nuôi

Điều 28 Luật nuôi con nuôi quy định trẻ em được cho làm con nuôi bao gồm:

– Trẻ em Việt Nam

– Trẻ em nước ngoài trong trường hợp công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI

1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 và Khoản 2 Điều 5 và Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

.Giải quyết các hồ hơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Mỗi nơi làm một kiểu

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

2. Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP theo các bước sau đây:

1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.

3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.

3. Hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi

Hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài gồm các giấy tờ quy định tại Điều 44 Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó cần lưu ý một số giấy tờ sau:

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.

4. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong trường hợp xin không đích danh

Mọi trường hợp xin nhận trẻ em làm con nuôi thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng như trường hợp xin không đích danh theo quy định tại Điều 36 Luật nuôi con nuôi 2010. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:

4.1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ quy định tại Điều 35 của Luật này và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trước khi Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

4.2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

4.3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con nuôi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

4.4. Trường hợp người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người đó chấm dứt.

5. Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em

5.1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

5.2. Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

5.3. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

5.4. Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

5.5. Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

4. Mỹ muốn hợp tác về con nuôi với Việt Nam

Trao đổi với VietNamNet ngày 12/2 tại Hà Nội, tân trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Janice L.Jacobs cho hay Mỹ trông đợi việc Việt Nam sớm tham gia Công ước La Haye, làm nền tảng nối lại hoạt động hợp tác cho và nhận con nuôi giữa hai nước, vốn bị dừng lại từ tháng 9/2008.

Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã dừng lại theo nguyện vọng của hai bên sau khi hết hạn 3 năm theo giao kết.

Trong 3 năm đó, trong số 69 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có 42 tổ chức thuộc Mỹ. 1.700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Mỹ đã trở thành nước nhận nhiều con nuôi nhất từ Việt Nam.

Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận con nuôi quốc tế, trong đó có việc chuẩn bị tham gia Công ước La Haye, nhằm đảm bảo các chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam với quốc tế chất lượng hơn.

Bà Janice L.Jacobs khẳng định Mỹ trông đợi những bước hợp tác tích cực giữa hai nước trong vấn đề cho và nhận con nuôi khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước La Haye, thậm chí để ngỏ khả năng ký kết một thỏa thuận hợp tác bước đệm.

Mỹ muốn hợp tác về con nuôi với Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.0191

Cơ chế minh bạch

Khi Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa hai nước hết hiệu lực, các văn phòng của các tổ chức con nuôi Mỹ tại Việt Nam cũng đã dừng hoạt động. Nhu cầu thực tế nhận con nuôi từ Việt Nam của các gia đình Mỹ hiện như thế nào, thưa bà?

Việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia với nhau là vấn đề được quan tâm ở Mỹ. Có nhiều tổ chức, nhóm ở Mỹ quan tâm lĩnh vực nhận con nuôi giữa các quốc gia vì đây là công việc đem lại cơ hội để trẻ em thiệt thòi được chăm sóc, yêu thương.

Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm tham gia Công ước La Haye về cho và nhận con nuôi quốc tế, nhằm hướng tới sự minh bạch, thúc đẩy quyền lợi của trẻ em được cho và nhận làm con nuôi, cũng như của bố mẹ nuôi và bố mẹ đẻ.

Mỹ quan tâm đến yếu tố minh bạch. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi luôn thúc giục các nước đối tác công bố bảng phí liên quan đến vấn đề con nuôi. Chúng tôi cũng muốn được biết trẻ được cho làm con nuôi có đủ điều kiện của diện cho làm con nuôi và trẻ xuất thân từ đâu.

Sau khi hai nước ký Hiệp định hợp tác, đã có mối quan tâm lớn đối với việc nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi trong các gia đình Mỹ. Nhiều tổ chức về con nuôi của Mỹ đã mở văn phòng hoạt động ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi Hiệp định hết hiệu lực, chúng tôi đã quyết định dừng không gia hạn do những sai phạm phát hiện được trong viêc cho và nhận con nuôi. Việt Nam sau đó đã giải quyết vấn đề. Đó là điều đáng khích lệ. Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái cho biết Việt Nam quan tâm đến việc tham gia Công ước La Haye.

Chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước này. Tôi rất vui khi được nói rằng, không chỉ là nỗ lực riêng của Mỹ mà nhiều sứ quán khác ở Việt Nam sẵn sàng tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia Công ước.

Giữa Mỹ và Việt Nam đã có sự hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực. Tôi hy vọng giữa hai nước sẽ có nhiều bước đi tích cực trong lĩnh vực hợp tác con nuôi.

Hạn chế số lượng tổ chức con nuôi

Bà đã đề cập cụ thể vấn đề này trong chương trình làm việc với các quan chức tại Việt Nam?

Tôi sẽ có các cuộc làm việc các quan chức Bộ Tư Pháp và các bộ, ngành khác. Tôi hy vọng chúng tôi có thể làm việc với nhau để tiến tới một thoả thuận hợp tác về việc giúp Việt Nam chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ước La Haye.

Việt Nam đang soạn thảo Luật nuôi con nuôi và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5/2010. Mỹ có gợi ý hoặc tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp Việt Nam xây dựng dự luật này?

Chúng tôi mong nhìn thấy dự luật đó. Không chỉ Mỹ mà các tổ chức khác như UNICEF và một số nước rất khác quan tâm. Mỹ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam như đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xây dựng luật hoặc trao đổi đoàn cán bộ học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, có thể cộng tác với UNICEF hoặc văn phòng của La Haye để thiết kế các chương trình hợp tác, hỗ trợ hiệu quả.

Nếu chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ được nối lại, thực hiện theo các chuẩn mực của Công ước La Haye, phía Việt Nam ước tính sẽ chỉ cấp phép hoạt động cho khoảng 20 tổ chức nuôi con nuôi của Mỹ hoạt động. Mỹ có tham gia lựa chọn để đảm bảo các tổ chức hoạt động chất lượng? Bà hy vọng khi nào hai bên sẽ nối lại hợp tác về vấn đề này?

Chúng tôi cần cùng nhau trao đổi về những vấn đề liên quan. Nếu như hai bên ký một thỏa thuận hay hiệp định hợp tác mới thì đó là thỏa thuận bước đệm để tiến tới việc Việt Nam ký kết tham gia Công ước La Haye. Dù mất bao nhiêu thời gian thì chúng tôi cũng sẵn sàng.

Sẽ là khôn ngoan khi hạn chế số lượng các tổ chức con nuôi hoạt động. Trong quá khứ, khi làm việc với các đối tác không tham gia Công ước La Haye, chúng tôi cũng đề nghị chỉ sử dụng những tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến vấn đề con nuôi đã được xác nhận đáp ứng những tiêu chuẩn như khuôn khổ của Công ước La Haye.

SOURCE: VIETNAMNET – XUÂN LINH – Trích dẫn từ: http://vietnamnet.vn/

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

5. Mẫu giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài

Mẫu giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài – Công ty luật LVN Group cung cấp để Quý khách hàng tham khảo. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Mẫu giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

—————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SOCIALISH REPUBLIC OF VIET NAM

Independence – Freedom – Happiness

———————-

GIẤY CHỨNG NHẬN

VIỆC NUÔI CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

CERTIFICATE

OF CONFORMITY OF INTERCOUNTRY ADOPTION

Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứng nhận/Ministry ofJustice of Socialist Republic of Vietnam hereby certifies that:

Trẻ em Việt Nam/Vietnamese child:

– Họ và tên/Full name: …………………………… Giới tính/Sex: ………….

– Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth: ……………………………………….

– Nơi sinh/Place of birth: …………………………………………………………..

– Nơi thường trú/Permanent residence: ………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

Đã được giải quyết cho làm con nuôi của/was adopted by the following person(s):

Ông/Mr.

Bà/Mrs.

Họ và tên/Full name

Ngày, tháng, năm sinh

Date of birth

Nghề nghiệp

Occupation

Quốc tịch/Nationality

Số Hộ chiếu/Giấy CMND

Passport/National ID No

Nơi cấp/Place of issue

Ngày, tháng, năm cấp

Date of issue

Nơi thường trú

Permanent residence

Địa chỉ liên hệ

Address for correspondence

Theo Quyết định số:………../QĐ-UBND, ngày………. tháng……….năm…….. của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố/…………..;

According to the Decision No………../QD-UB, dated ………… month ………… year ………….of the People’s Committee of ……………. ;

Văn bản đồng ý của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ………….ngày………… tháng………..năm……….;

The agreement of the Central Authority of …………., dated ………… month ………… year ………………..;

Văn bản đồng ý của Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số/………….ngày…………..tháng…………..năm……….

The agreement of Department of Adoption, Ministry of Justice of Socialist Republic of Vietnam No:…………..,dated……….month……….year……………..

Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của….

…………………………………………………………………………………….

Theadoption was made in accordance with the applicable laws of Vietnam and

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………..

Hà Nội, ngày ……………. tháng……………….. năm…………….

Done at Hanoi, on ………………..

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

CỤC TRƯỞNG CỤC CON NUÔI

FOR THE MINISTER OF JUSTICE

GENERAL DIRECTOR

OF DEPARTMENT OF ADOPTION

(Ký tên, đóng dấu/sign and seal)