Xin chào Luật sư LVN Group, Luật sư xin phép co tôi hỏi vấn đề sau: Chung cư chúng tôi ở gần hồ Đền Lừ, mỗi sáng từ 5 giờ đến 6 giờ 30 phút có nhóm tập aerobic bật nhạc rất to. Gia đình tôi đã phải đóng tất cả các cửa sổ và ban công mà vẫn bị đánh thức bởi tiếng nhạc của họ. Tôi cũng đã rất nhiều lần gọi điện cho công an Phường X phụ trách khu vực Y để trình bày với họ về sự việc này và kiến nghị họ về việc nhóm người đó đang vi phạm Luật ô nhiễm tiếng ồn, đề nghị công an xử phạt, thậm chí tôi cũng đã gửi các đơn kiến nghị, nhưng đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được câu trả lời của khu vực công cộng nên tôi không thể cấm hành vi của nhóm người này được. 
Vậy xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp giờ chúng tôi phải làm sao? Vì tính chất công việc tôi rất thường hay phải làm việc đến khuya, vì vậy mỗi sáng bị đánh thức sớm như vậy, tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Các con tôi cũng nhiều khi phải học bài đến khuya mà cứ 5h sáng là các cháu lại bị đánh thức bởi tiếng nhạc của nhóm người này, rất ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu ?
Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

1. Những vấn đề khái quát về ô nhiễm tiếng ồn

1.1 Khái niệm tiếng ồn là gì?

Tiếng ồn (noise) là những âm thanh không mong muốn được đánh giá là ồn ào, gây khó chịu cho thính giác (người nghe), có thể ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn (noise) được bắt nguồn từ tiếng La tinh “Nausea” nghĩa là ồn ào – Đây là tập hợp những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm khác nhau, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.

=> Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc vào từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau. Việc đánh giá tác hại của tiếng ồn cho con người rất khó khăn vì phản ứng của con người đối với tiếng ồn rất khác nhau tuỳ theo trạng thái thể lực, tinh thần và thời điểm tác động.

 

1.2 Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn (Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn được xác định bằng cường độ âm thanh (dBA).

Ngoài ra cũng có thể hiểu: Ô nhiễm tiếng ồn (noise pollution) là sự lan truyền của tiếng ồn khi nó vượt qua ngưỡng nhất định và gây tác động có hại đến hoạt động của cuộc sống của con người hoặc động vật.

 

1.3 Phân loại tiếng ồn

– Theo nguồn gốc của tiếng ồn, tiếng ồn được phân thành:

  • Tiếng ồn cơ khí: tiếng ồn phát sinh do rung ở máy, thiết bị hoặc do va đập các chi tiết của chúng.
  • Tiếng ồn khí động: tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển động của các chất khí hoặc của vật chuyển động trong dòng khí với vận tốc cao trong quạt hay đường ống dẫn khí, hoặc sinh ra do phun chất lỏng cao áp ra vòi phun.
  • Tiếng ồn điện từ: tiếng ồn phát sinh do dao động của các chi tiết trong thiết bị cơ điện chịu ảnh hưởng của lực điện từ biến đổi.
  • Tiếng ồn thủy động: tiếng ồn phát sinh trong quá trình chuyển động của chất lỏng.

– Phân loại theo vị trí nguồn phát sinh ra tiếng ồn:

  • Tiếng ồn bên ngoài 
  • Tiếng ồn bên trong nhà

– Phân loại theo tần số của tiếng ồn:

  • Tiếng ồn tần số cao: Phát ra từ các vật quay nhanh như tiếng máy mài, Tiếng rít của phanh xe hay tiếng rít của động cơ máy bay…Loại tiếng ồn này tắt nhanh khi tăng khoảng cách tới nguồn gây ồn.
  • Tiếng ồn tần số thấp: như tiếng trống, tiếng sấm…lan truyền được xa hơn và khó bị hấp thu hơn.

– Phân loại theo thời gian tác dụng của tiếng ồn:

  • Tiếng ồn ổn định: những tiếng ồn có mức ổn theo thời gian thay đổi không quá 5dB. Chẳng hạn, tiếng ồn của các trạm biến thế, những máy móc khi hoạt động,…
  • Tiếng ồn không ổn định: những tiếng ồn có mức ồn thay đổi theo thời gian trên 5dB, những tiếng ồn của các phương tiện giao thông, tiếng ồn từ các sân chơi, sân thể thao, của các loại máy xây dựng, thiết bị sản xuất,… Loại tiếng ồn này có thể chia ra thành:

+ Tiếng ồn ngắt quãng: mỗi tác động của tiếng ồn kéo dài trên 1s xen kẽ quãng thời gian nghỉ

+ Tiếng ồn xung: nếu mỗi tác động ồn kéo dài không quá 1s.

 

1.4 Tác động của tiếng ồn đến sức khỏe con người 

– Thứ nhất: Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra các bệnh về tầm thần. Tiếng ồn tác động lên con người ở ba khía cạnh:

  • Che lấp âm thanh cần nghe, làm suy giảm những phản xạ tự nhiên của con người với âm thanh;
  • Gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây ra bệnh về tim mạch
  • Tiếng ồn còn có thể làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc đối với một số người

– Thứ hai: Ô nhiễm tiếng ồn có thể tác động xấu đến tâm lý.

Tiếng ồn làm con người mất tập trung, giảm khả năng nghe, vì thế sẽ giảm khả năng lĩnh hội vấn đề khi người khác truyền đạt. Không những thế, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp- truyền thông…Những điều đó sẽ tác động mạnh đến tâm lý như dễ nảy sinh cảm giác khó chịu, cáu gắt,… Ở đô thị, các nhà sát vách nhau, không có khoảng không gian cách ly thì nếu có đám tiệc nên hạn chế tối đa việc thuê loa, nhạc về hát hò hay nói năng ồn ào để tránh làm phiền hàng xóm. Làm sao để mỗi cư dân thành thị nâng cao được ý thức hạn chế tiếng ồn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người chung quanh. Khi con người biết tôn trọng nhau thì tiếng ồn sẽ giảm đi.

– Thứ ba, một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau, như mất ngủ, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng, huyết áp cao, bệnh tim và bệnh điếc.

 

2. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau::

” Điều 6. Vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Trong trường hợp bạn đã gửi đơn đến Ủy ban nhân dân phường để giải quyết nhưng chưa được giải quyết thì bạn có thể gửi đơn trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân quận.

Lưu ý, trong đơn bạn nên ghi rõ là đã gửi đơn đến UBND phường nhưng không được giải quyết.

 

3.  Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND các cấp được quy định tại Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
  •  Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h,i,k Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b, c, d, e Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  •  Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!