Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật doanh nghiệp của công ty Luật LVN Group

>> Luật sư doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2014

2. Nội dung giải đáp

Theo quy định tại Điều 76 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty như sau:

“Điều 76. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

1. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Nếu trung tâm tiếng anh do cá nhân làm chủ sở hữu thì chủ sở hữu đó là chủ tịch công ty kiêm giám đốc công ty hoặc thuê. Với trung tâm tiếng anh do tổ chức làm chủ sở hữu thì chủ tịch hội đồng thành viên sẽ bổ nhiệm hoặc thuế giám đốc. Nghĩa vụ của giám đốc theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật doanh nghiệp như sau:

“2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.”

Vây, Pháp luật doanh nghiệp không quy định điều luật nào cấm trở thành giám đốc của hai công ty TNHH một thành viên. Dựa vào nghĩa vụ của chủ sở hữu nói chung cũng như giám đốc nói riêng không quy định việc đã trở thành giám đốc của công ty TNHH một thành viên thì không thể trở thành giám đốc của công ty TNHH một thành viên khác dù giám đốc là chủ sở hữu công ty hay giám đốc đi thuế. Nên giám đốc công ty TNHH một thành viên tức của trung tâm tiếng anh này có thể trở thành giám đốc của trung tâm tiếng anh khác trừ trường hợp ngoại lệ là điều lệ của công ty quy định không cho phép giám đốc công ty TNHH một thành viên này lại trở thành giám đốc công ty TNHH một thành viên khác. Do tính chịu trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vố góp nên trở thành chủ sở hữu của hai công ty TNHH một thành viên hay hai trung tâm tiếng anh đều được

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.      

Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group