1. Dự báo tình hình thị trường

Thứ nhất, tác động của tăng trưởng kinh tế ổn định: Các số liệu dự báo từ các nghiên cứu thị trường Nielsen (2017) vẫn cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm cao nhất trên thế giới. Báo cáo của tổ chức BMI (2016) cũng đưa ra dự báo ngành thực phẩm phẩm của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh cho đến năm 2020 với mức tăng trung bình đạt khoảng 10,9%/năm.
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh doanh?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900.0191
Trong đó, báo cáo BMI cũng cho thấy sự lạc quan về ngành sữa, ngành chế biến thịt, chế biến rau quả và chế biến thủy sản của Việt Nam trong các năm tiếp theo. Các dự báo từ phía các nghiên cứu thị trường cho rằng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 6,1 triệu hộ gia đình Việt Nam thoát khỏi diện nghèo và nằm trong nhóm có thu nhập 5.000-10.000 USD/năm. Nhờ đó nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sẽ có những bước chuyển tích cực trong tất cả các phân khúc đi kèm với sự dịch chuyển lên nhóm hàng thực phẩm có giá trị cao trong tương lai, hứa hẹn cơ hội cho những DN thực phẩm có thương hiệu. Thu nhập của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển, vì vậy, nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Việc đầu tư vào công nghiệp chế thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn do có nhiều chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập DN giảm từ 25% xuống còn 20%; với những dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, DN còn được miễn giảm thuế một số năm, tối đa miễn thuế 4 năm, giảm 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu công nghệ phục vụ sản xuất…
Thứ hai, tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu: Kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, thu hút FDI ngày càng nhiều khách du lịch tăng mạnh, mức chi tiêu của người dân tăng lên là những tín hiệu khả quan cho thấy những triển vọng mới cho bước tăng trưởng mạnh của các DN thực phẩm chế biến của Việt Nam trong thời gian tới. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã tích cực tìm kiếm cơ hội hội nhập kinh tế vào quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định song phương trong khu vực và quốc tế và tham gia các tổ chức thương mại. Hiện tại, Việt Nam có FTA với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Nhật Bản,
Chile và Liên minh kinh tế Á-Âu. FTA thương lượng với EU dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Các FTA này giúp thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng kinh tế, và thuế nhập khẩu thấp hơn cho các sản phẩm thực phẩm. Đổi lại, điều này tạo ra nhiều hơn cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Thứ ba, sự gia tăng của hoạt động kinh doanh trực tuyến: Được thúc đẩy bởi dân số trẻ và sự tăng trưởng của Internet và thói quen sử dụng điện thoại thông  minh của Việt Nam, thương mại điện tử ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm năm qua, đặc biệt là trong phân khúc kinh doanh khách hàng (B2C). Theo Cơ quan CNTT và Thương mại điện tử Việt Nam (VECITA), trực tuyến mua mỗi người một năm khoảng 170 đô la và doanh thu từ thương mại điện tử B2C ở Việt Nam trong năm 2017 đạt 5,0 tỷ USD, tăng từ 4,07 tỷ USD năm 2016. Điều này chiếm 3% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của đất nước. Tỷ lệ khách hàng sử dụng Internet đã tăng lên hơn 40%, do tăng cường sử dụng điện thoại thông minh. Thương mại điện tử đã thu hút đáng kể đầu tư trong nước và nước ngoài, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Thứ tư, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Những năm gần đây, ngành kinh doanh thực phẩm của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhờ thế không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa mà còn gia tăng xuất khẩu. Bởi thế, không chỉ các DN ngoại mà cả DN nội cũng chuyển hướng kinh doanh tấn công mạnh vào lĩnh vực còn rất nhiều dư địa tăng trưởng này. Hiện nay, mặc dù các DN thực phẩm chế biến trong nước đã xây dựng được chỗ đứng nhất định trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, hầu hết các hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam, mang theo những sức ép cạnh tranh không nhỏ.
Thứ năm, sức ép từ sự thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của khách hàng ở Việt Nam: Hiện nay mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng nghiêng nhiều về những gì tốt cho sức khoẻ. Người tiêu dùng thông thạo và hiểu biết đang đòi hỏi nhiều hơn từ thực phẩm họ tiêu thụ, và một số người còn ưu tiên các sản phẩm có công bố thành phần trên nhãn hiệu. Sản phẩm đơn giản là tốt nhất, các thực phẩm nào chứa càng ít các chất phụ gia thì sẽ được đón nhận mạnh mẽ. Xu hướng sản xuất và tiêu dùng thực phẩm tại thị trường Việt Nam trong tương lai sẽ theo xu thế phát triển của xã hội công nghiệp. Theo đó, người tiêu dùng sẽ giảm sử dụng các sản phẩm thực phẩm theo lối truyền thống để chuyển dần sang các sản phẩm chế biến sẵn. Riêng đối với thực phẩm chế biến ăn liền vẫn còn dư địa lớn, đây là phân khúc mà các DN nhỏ có thể tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các DN lớn để có thể đi thẳng vào các kênh phân phối bán lẻ.
Xu hướng chế biến cũng đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường thực phẩm. Các DN lớn trong và ngoài nước liên tục tạo ra những sản phẩm mới theo hướng pha trộn sẵn, mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người dùng. Do đó, để cạnh tranh được trên thị trường, các DN nội phải tạo ra sự khác biệt thì mới có được phân khúc thị trường riêng. Các sản phẩm thực phẩm có được sản xuất và chế biến theo phương thức canh tác hữu cơ cũng sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng. Dù sản lượng của những sản phẩm này có thể không cao như sản phẩm công nghiệp nhưng giá trị gia tăng có thể gấp 5 lần. Đây sẽ là hướng đi cho các DN Việt muốn tránh cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn lớn. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều DN đã bắt đầu chuyển hướng kinh doanh, theo hướng tạo ra những thực phẩm hữu cơ và có đầu tư cho thương hiệu sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đây là một trong những xu hướng quan trọng có thể làm thay đổi cục diện cạnh tranh ngành chế thực phẩm Việt Nam trong tương lai.

2. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến 

Thực phẩm là một ngành quan trọng của nền kinh tế, có sự tăng trưởng ổn định trong suốt thời gian qua và có đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng GDP trong nước. Với một nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam, thực phẩm là ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần thay đổi và gia tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giúp tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phương. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý lên quan đến định hướng phát triển ngành như Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Quyết định 1291/ QĐ-TTg ngày 01/08/2014 phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản thực hiện chiến lược CNH của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến 2020 và tầm nhìn 2030, Quyết định 202/QĐ – BCT ngày 08/01/2014 phê duyệt quy hoach phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030) trong đó khuyến khích các DN thực phẩm chế biến xây dựng chuỗi liên kết, quy hoạch nguyên liệu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ đó mà những năm qua, các DN thực phẩm chế biến tại Hà Nội đã có được bước tiến vượt bậc về công nghệ, năng lực sản xuất/ chế biến, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể quan điểm phát triển ngành thực phẩm Việt Nam bao gồm:
– Khai thác tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu và tăng cường liên kết giữa các vùng miền để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành kỹ nghệ thực phẩm, góp phần thúc đẩy ngành tăng trưởng với tốc độ cao, có tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành ngày càng tăng và góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.
– Đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã kết hợp với nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời gắn sản xuất với tiêu dùng, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa.
– Phát triển ngành thực phẩm đi đôi với đổi mới công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu tối đa đến môi trường sinh thái.
Theo định hướng phát triển ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, thực phẩm sẽ chiếm tỷ trọng 25%-27% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng đạt từ 9%-10%, đáp ứng 80%-85% nhu cầu thị trường vào năm 2020. Đến năm 2030 các tỷ lệ này tương ứng sẽ là: 21% – 23%; 8%-9% và 90%-95% (Bộ Công Thương, 2012).
Trong khuôn khổ dự án hợp tác thu hút đầu tư Việt Nam – Nhật Bản (2012) các vấn đề ưu tiên chiến lược cho sự phát triển của ngành thực phẩm Việt Nam bao gồm: Đảm bảo ổn định về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu; hiện đại hóa lưu thông hàng hóa; xây dựng thương hiệu và nâng cao hiệu quả các hoạt động marketing.

3. Các giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp thực phẩm chế biến 

3.1 Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh chi phí thấp

3.1.1 Giải pháp tăng cường sự chủ động và ổn định nguồn nguyên vật liệu

Nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào cho mọi quá trình chế biến do đó mà đảm bảo nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng là vô cùng quan trọng đối với các DN kinh doanh thực phẩm. Mặt khác, trong ngành thực phẩm chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí của sản phẩm do đó bảo đảm được nguyên liệu theo các yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và địa điểm sẽ góp phần cải thiện các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của DN, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thực phẩm.

3.1.2 Tăng cường áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn

Đối với các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam có CLCT chi phí thấp, việc kiểm soát chi phí quyết định chủ yếu đến khả năng thành công của DN. Do đó,muốn giảm chi phí, các DN cần bắt đầu từ khâu sản xuất, chế biến sản phẩm. Trong quá trình đó, việc áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn là cách thức hiệu quả mà không phát sinh chi phí cho DN. Đây là giải pháp hợp lý trong bối cảnh ngành thực phẩm Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ và vừa.

3.1.3 Cải thiện năng lực tài chính của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam

Trong những năm tới, để mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường và tăng cường hiệu quả triển khai CLCT chi phí thấp, các DN cần áp dụng các biện pháp nhằm tăng quy mô vốn. DN nên hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác kế hoạch trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh hư: thị trường, đầu tư, công nghệ, nguyên vật liệu, lao động, tiền lương, kế hoạch tìa chính và từ đó xác định chính xác nhu cầu về từng loại vốn đả bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn mà DN có khả năng tiếp cận từ cổ đông, các quỹ và các nguồn vốn bên ngoài như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, khách hàng, tín dụng thuê mua tài sản… Sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu sản xuất kinh doanh nhằm giảm nhu cầu vốn, chi phí sử dụng vốn để hạ chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm.

3.1.4 Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa

Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Yêu cầu của đổi mới công nghệ thực phẩm hiện nay là phải trang bị lại và trang bị mới hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, và giá thành thấp… tạo sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Nhưng trong điều kiện khó khăn về vốn, các DN không nên đầu tư dàn trải cho toàn ngành, mà cần phải có sự lựa chọn các mặt hàng và ngành hàng chủ lực để tập trung đầu tư chiều sâu, tạo ra các “cực tăng trưởng” trong hoạt động kinh doanh thực phẩm. Đó phải là những mặt hàng, ngành hàng vừa có khả năng tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài, vừa có kim ngạch lớn như xúc xích, thịt hộp, nước ép trái cây, trái cây sấy dẻo… Đây là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện các chỉ tiêu chi phí, chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thực phẩm chế biến. Đầu tư đổi mới công nghệ trong ngành thực phẩm vừa kết hợp đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng như hệ thống quản lý môi trường
Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu
thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo quản thành phẩm về dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói nhỏ hợp lý cho các chủng loại sản phẩm. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, HACCP, GAP, PGS…trong các DN kinh doanh thực phẩm. Đây là những tiêu chuẩn và hệ thống quản lý phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam mà DN có thể nghiên cứu, lựa chọn áp dụng khi xây dựng CLCT nhằm quản lý và kiểm soát toàn diện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời là các mô hình, các tiêu chuẩn thường được yêu cầu áp dụng khi xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường châu Âu và các nước châu Mỹ, nơi có những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam
Trách nhiệm xã hội thể hiện những nỗ lực, cố gắng của DN trong việc cải thiện an sinh xã hội và góp phần cải thiện phúc lợi của cộng đồng. Do đó, việc tăng cường trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN.
Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu thực phẩm và đến năm 2020 sẽ cho ra đời một thương hiệu thực phẩm Việt Nam, nhằm quảng bá và thúc đẩy việc kinh doanh sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu ngành nói chung và DN nói riêng vẫn đang gặp một số khó khăn phức tạp như có quá nhiều sản phẩm, sản phẩm không ổn định về mặt chất lượng, có tính thời vụ. Do đó các DN kinh doanh thực phẩm nên định hướng xây dựng thương hiệu tập trung vào một số sản phẩm nhất định, chứ không xây dựng tràn lan phân tán. Những thương hiệu này phải là những sản phẩm chủ lực chủ lực, thương hiệu này khi nhắc đến nó là người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là nước ngoài phải biết đó là thương hiệu thực phẩm Việt Nam.
Hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm
Liên kết kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam là một một đòi hỏi khách quan. Hơn lúc nào hết các DN kinh doanh thực phẩm, các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cần nghiên cứu và vận dụng cơ sơ lý luận về chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

3.2 Đối với nhóm doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh tập trung

Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam, cần đa dạng các sản phẩm Việt Nam để thu hút và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong đó, cần phát triển thêm những sản phẩm mới và cải thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có đồng thời chú trọng phát triển thị trường, cụ thể như:
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, học hổi kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm của các DN kinh doanh thực phẩm nước ngoài đã thành công trong đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Dole, JBS,… để phát triển sản phẩm theo thị hiếu khách hàng và định vị sản phẩm của DN, tạo sự khác biệt và đặc sắc so với các DN khác.
+ Phát triển thị trường: Các DN kinh doanh thực phẩm cần quan tâm giải quyết tốt vấn đề đầu ra của sản phẩm cũng như tạo cơ hội cho DN mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh của mình.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group