Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp. Trong đó, hành vi ngăn cản người khác lập hội, hội họp hợp pháp là hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được các quyền hợp …
1. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân được quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tố chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Dan đến biểu tình;đ) Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chù thể của tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm quyền hội họp, lập hội. Các hành vi này được liệt kê tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp. Trong đó, hành vi ngăn cản người khác lập hội, hội họp hợp pháp là hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được các quyền hợp pháp này theo ý muốn của mình; hành vi ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp là hành vi buộc người khác thực hiện các quyền này trái với ý muốn của mình.
Thủ đoạn thực hiện hành vi khách quan trên được quy định có thể là:
+ Dùng vũ lực: Đây là thủ đoạn phạm tội dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội) để tấn công ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp;
+ Đe dọa dùng vũ lực: Đây là thủ đoạn phạm tội khống chế người khác qua việc đe dọa dùng vũ lực để ngăn cản hoặc ép buộc họ lập hội, hội họp hợp pháp.
+ Dùng thủ đoạn khác: Đây là các thủ đoạn phạm tội tuy không thuộc hai thủ đoạn trên nhưng có tính chất như hai thủ đoạn này là có khả năng ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp như đe dọa làm một việc có khả năng uy hiếp tinh thần người bị đe dọa như dọa gây thiệt hại về tài sản, về tinh thần hoặc không thông báo lịch hội họp cho họ, không cho tổ chức hội họp tại địa điểm được cho phép, đăng ký…
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân nhưng vẫn thực hiện.
2.4 Khung hình phạt được áp dụng
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp. dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân mà trong đó có sự câu két chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp. Chức vụ, quyền hạn nói ở đây có thể liên quan đến quản lý nhà nước trong hội họp, lập hội.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhung chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.
– Dan đến biểu tình: Đây là trường hợp phạm tội mà hậu quả của nó là sự phản ứng của nạn nhân cũng như của những người khác bằng hình thức tụ tập đông người, xuống đường phản đối hành vi phạm tội đã được thực hiện này (biểu tình).
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp phạm tội mà quy mô, hậu quả của tội phạm phản ánh tính chất xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cương xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào các cấp chính quyền trong việc giữ ổrí định trật tự, an toàn xã hội…
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định như thế nào?
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định tại Điều 164 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lỷ kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, qưyền hạn;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Dan đến biểu tình;đ) Gây ảnh hường xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.)
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Các hành vi này được liệt kê tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định có thể là hành vi ngăn cản hoặc hành vi ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, hành vi ngăn cản người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được các quyền hợp pháp này mà họ mong muốn; hành vi ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi buộc người khác thực hiện các quyền này trái với ý muốn của họ.
Thủ đoạn phạm tội được quy định có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác. Vỉ dụ: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngăn cản không cho tiến hành và giải tán các hành lễ thường lệ của các tôn giáo ở nơi lễ đường hoặc buộc công dân phải theo một tôn giáo này, không được theo một tôn giáo khác; V.V..
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác nhưng vẫn thực hiện.
4.4 Khung hình phạt được áp dụng
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức-. Đây là trường hợp đồng phạm xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác mà ưong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi cản trở hoặc hành vi ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.
– Dấn đến biểu tình: Đây là trường hợp phạm tội mà hậu quả của nó là sự phản ứng của nạn nhân cũng như của những người khác bằng hình thức tụ tập đông người, xuống đường phản đối hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng đã thực hiện (biểu tình).
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp phạm tội mà quy mô, hậu quả của tội phạm phản ánh tính chất xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cương xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào các cấp chính quyền trong việc giữ ổn định trật tự, an toàn xã hội…
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group