1. Những vấn đề chung về dấu vết hình sự
– Đặc điểm của dấu vết phụ thuộc vào đặc điểm của vật gây vết và vật mang vết, yếu tố cơ học trong quá trình hình thành dấu vết và điều kiện môi trường.
Đặc điểm của dấu vết phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm khác nhau của vật gây vết và vật mang vết như tính bền vững về mặt kết cấu vật chất của chúng, tính chất bề mặt và màu sắc của chúng. Ngoài ra, các yếu tố cơ học trong quá trình hình thành dấu vết (như lực tác động, góc tác động, thời gian tác động, tốc độ tác động) và sự tác động của các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như thời gian tồn tại của các dấu vết.
– Dấu vết hình sự phải được phát hiện, thu lượm kịp thời, có trọng tâm và không được bỏ sót.
Dấu vết hình sự là các dạng tồn tại cụ thể của vật chất, vì vậy qua một khoảng thời gian nhất định, dấu vết có thể bị thay đổi do sự tác động của một sổ yếu tố sau:
+ Do sự vận động có tính quy luật của các quá trình lý học, hoá học, sinh học diễn ra trong chính nội tại của các dấu vết;
+ Do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: con người; thiên nhiên; côn trùng, súc vật.
Mỗi dấu vết hình sự chỉ tồn tại một lần và trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp dấu vết đã bị thay đổi hoặc phá hủy thì những thông tin khách quan từ dấu vết về các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự không thể phục hồi và khai thác được. Vì vậy, cần quán triệt tư tưởng kịp thời, nhanh chóng trong việc phát hiện và thu lượm dấu vết hình sự.
Tại hiện trường, có thể phát hiện được nhiều loại dấu vết khác nhau. Trong đó có cả những dấu vết không liên quan đến vụ việc cần điều tra làm rõ. Vì vậy, trước khi tiến hành thu lượm dấu vết hình sự của một vụ việc mang tính hình sự cụ thể, cần sơ bộ nghiên cứu, đánh giá tính liên quan của các dấu vết đã được phát hiện để loại bỏ các dấu vết không liên quan đến vụ việc đó, tránh trường hợp thu lượm ưàn lan, không cần thiết hoặc bỏ sót dấu vết.
2. Các phương pháp phát hiện dấu vết
Phát hiện dấu vết là sự tìm tòi, chọn lọc những phản ánh vật chất tồn tại ở hiện trường có liên quan đến vụ việc hình sự đã xảy ra.
Để phát hiện dấu vết hình sự có hiệu quả thường sử dụng hai phương pháp sau:
+ Quan sát để phát hiện dấu vết: Nghĩa là sử dụng thị giác để phát hiện dấu vết trên các vật mang vết khác nhau. Phương pháp này thường có hiệu quả khi phát hiện các dấu vết tương đối lớn hoặc có màu sắc tương phản với màu của vật mang vết.
+ Phán đoán nơi có dấu vết: là phương pháp dựa vào quy luật phản ánh của tội phạm và sự thống nhất của dấu vết trong hệ thống dấu vết tại hiện trường để suy luận logic nơi dấu vết tồn tại và nơi có thể có dấu vết để phát hiện chúng.
Muốn cho việc phán đoán được chính xác, cần nắm vững quy luật hoạt động của tội phạm, quy luật hình thành dấu vết hình sự nói chung và quy luật hình thành từng loại dấu vết hình sự nói riêng cũng như những loại dấu vết đặc trưng cho từng loại vụ việc cụ thể. Trên cơ sở, sẽ phán đoán được nơi và loại dấu vết đặc trưng có thể xuất hiện trên hiện trường.
Để việc phát hiện dấu vết đạt hiệu quả cao, trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ như kính lúp, các nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo, các loại bột, phẩm màu hay hoá chất phù hợp.
3. Các phương pháp ghi nhận dấu vết
Ghi nhận dấu vết là việc lưu giữ lại hình ảnh của dấu vết hình sự theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và phương pháp của kỹ thuật điều tra hình sự. Tiến hành ghi nhận dấu vết hình sự tại hiện trường được thực hiện thông qua 3 hoạt động cơ bản:
+ Chụp ảnh dấu vết.
Trong mọi trường hợp, dấu vết phát hiện được đều phải chụp ảnh để ghi nhận, ảnh chụp dấu vết gồm hai loại. Loại ảnh thứ nhất phải phản ánh được vị trí, chiều hướng, trạng thái và mối tương quan của dấu vết với vật mang vết và các dấu vết khác trên hiện trường. Trước khi chụp phải đặt số dấu vết (theo trình tự phát hiện) bên cạnh dấu vết. Loại ảnh này thường là ảnh toàn cảnh hay ảnh từng phần hiện trường. Loại ảnh thứ hai là ảnh chi tiết dấu vết. Khi chụp loại ảnh này phải tuân theo nguyên tắc chụp ảnh dấu vết, vật chứng.
+ Mô tả dấu vết vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Mọi dấu vết phát hiện được trong quá trình khám nghiệm hiện trường đều phải mô tả vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Khi mô tả dẩu vết vào biên bản, phải thể hiện được loại, hình, chiều, trạng, kích thước, vị trí của dấu vết và mối tương quan của các dấu vết ừên cùng một vật mang vết. Việc mô tả dấu vết vào biên bản phải được tiến hành theo một trình tự nhất định.
+ Vẽ dấu vết.
Vẽ dấu vết có thể tiến hành bằng phương pháp vẽ tự do (không theo tỳ lệ) hoặc vẽ theo tỷ lệ nhất định. Bản vẽ dấu vết là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm hiện trường và là tài liệu bổ sung cho bản ảnh hiện trường.
Ngày nay, ngoài ba phương pháp ghi nhận cơ bản nói ữên, còn có thể sử dụng camera để ghi nhận dấu vết.
4. Các phương pháp thu lượm dấu vết
Thu lượm dấu vết là cơ sờ để khai thác thông tin chứa đựng trong dấu vết, là một trong những hình thức để thu thập, củng cố chứng cứ. Thu lượm dấu vét có vai frò quan họng trong quá trình xử lý dấu vết tại hiện trường. Khi thu lượm dấu vết phải áp dụng các phương pháp, phương tiện phù hợp, tác phong làm việc cần thận tránh làm hỏng, biến dạng dấu vết sẽ gây khó khăn cho công tác điều ứa. Các phương pháp thu lượm dấu vết phổ biến là:
+ Thu dấu vết cùng vật mang vết. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp vật mang vết có kích thước nhỏ, dễ vận chuyển, dễ bảo quản hoặc khi tách một phần (nơi có dấu vết) của vật thể lớn mà không gây ảnh hưởng tới giá trị vật chất của chúng.
+ Sao in dấu vết.
Đối với dấu vết in, có thể sử dụng giấy pô ly, giấy ảnh, phim nhựa hoặc băng dính trong suốt, chất lượng cao để sao in dấu vết. Những dẩu vết đã được sao in sẽ ngược chiều với chiều của nó trên vật mang vết.
+ Đúc khuôn dấu vết.
Đối với dấu vết lõm, tùy trường hợp có thể sử dụng bột thạch cao, xi cứng hoặc hồ cao su Silicon để đúc khuôn dấu vết. Cần căn cứ vào tính chất phức tạp của dấu vết và mức độ nông sâu của từng dấu vết cụ thể để lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho việc đúc khuôn dấu vết.
+ Thu dấu vết là chất lỏng, chất khí.
Đối với dấu vết là chất lỏng thì thu lượm vào chai, lọ thủy tinh có độ tinh khiết cao hoặc túi Pôlyêtylen chuyên dùng để đựng và bảo quản. Dấu vết là chất khí, phải dùng bình hút khí đặc biệt để thu lượm và bảo quản.
5. Bảo quản dấu vết
Bảo quản dấu vết là bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn của dấu vết, tránh làm mất mát, thất lạc, lẫn lộn hoặc làm hư hỏng dấu vết hoặc vật mang vết. về nguyên tắc, việc bảo quản dấu vết phải tuân theo quy định của Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, càn căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng loại dấu vết mà lựa chọn các phương pháp và phương tiện bảo quản cho phù hợp.
– Những tài liệu, văn bản cần có gửi đi giám định dấu vết.
+ Quyết định trưng cầu giám định.
Quyết định trưng cầu giám định là cơ sở pháp lý cho việc tiến hành giám định dấu vết. Những vấn đề về thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định và nội dung của quyết định trưng cầu giám định được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Dấu vết, vật chứng thu được qua công tác điều tra.
Những dấu vết, vật chứng cần gửi đi giám định phải đủ yếu tố giám định và có liên quan đến vụ án. Vì vậy, cần đánh giá sơ bộ những dấu vết, vật chứng đó trước khi gửi chúng đi giám định để loại bỏ những dấu vết, vật chứng không liên quan hoặc rõ ràng không đủ yếu tố để giám định.
+ Mẫu so sánh.
Đó là những mẫu vật thu ở đối tượng nghi vẩn bằng phương pháp công khai hay bí mật. Mẫu so sánh phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng. Tùy từng loại dấu vết cần giám định mà thu mẫu so sánh với số lượng phù hợp.
Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)