1. Các loại cổ phần theo pháp luật về doanh nghiệp

Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có. Cổ phần ưu đãi có thể có các loại sau đây:
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết,
– Cổ phần ưu đãi cổ tức,
– Cổ phần ‘ưu đãi hoàn lại,
– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định .

Một số lưu ý về các loại cổ phần theo pháp luật về doanh nghiệp?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

2. Cổ phần phố thông:

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Tuy nhiên, đổỉ với cổ đông sáng lập thì có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật doanh nghiệp năm 2020.
Nghĩa vụ phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông là một nghĩa vụ luật định. Nghĩa vụ này được lý giải thông qua vai trò của cổ đông sáng lập. cổ đông sáng lập là những người đầu tiên có ý tưởng về thành lập doanh nghiệp, là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần Luật doanh nghiệp năm 2020. Do vậy, vai trò của họ đối với công ty là rất lớn. Việc bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua 20% cổ phần phổ thông nhằm làm cho mối quan hệ của họ và công ty gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên cơ sờ cho sự gắn kết về quyền lợi giữa các cổ đông này với công ty.

3. Cổ phần ưu đãi

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, các loại cổ phần ưu đãi là:
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
– Cổ phần ưu đãi cổ tức;
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

3.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
Dựa trên nguyên lý lấy cổ phần phổ thông làm gốc, pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận ưu đãi của loại cổ phần ưu đãi biểu quyết là “có sổ phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông”. Tuy vậy, cao hơn bao nhiêu, cụ thể sẽ do Điều lệ công ty quy định Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thoạt nhìn, loại cổ phần này không có bất kỳ sự hạn chế nào. Tuy vậy, các hạn chế này của cổ phần ưu đãi biểu quyết thể hiện qua việc nghiên cứu quyền, nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Tuy vậy, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết Luật doanh nghiệp năm 2020.
(i) Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần Luật doanh nghiệp năm 2020.
Luật doanh nghiệp năm 2020 phân biệt rõ vai trò của các cổ đông và cổ đông sáng lập. Theo đó, cổ đông sáng lập được hiểu là những người đầu tiên có ý tưởng về việc thành lập doanh nghiệp, là người khởi xướng thành lập, người hoạch định đường lối hoạt động của công ty trong thời gian đầu. Vai trò của loại cổ đông này trong buổi đầu hoạt động của công ty là rất quan trọng. Cụ thể:
“Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập… ”.
Tuy nhiên, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn. Có nghĩa các vấn đề trong việc quản lý điều hành của công ty cổ phần dựa trên cơ sở vốn góp vào công ty. Ai góp nhiều thì có quyền biểu quyết cao và ngược lại. Nguyên tắc này được áp dụng cho mọi cỗ đông trong công ty. Tuy vậy, cổ đông sáng lập có vai trò quan trọng trong thời gian đầu của công ty. Nhưng không phải lúc nào các cổ đông sáng lập cũng có đủ tiềm lực tài chính để có thể đầu tư tới mức kiểm soát được công ty. cổ phần ưu đãi biểu quyết được nhìn nhận như là một trong những giải pháp cho bài toán này. Tuy nhiên, ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chi có hiệu lực trong ba năm. Ba năm được coi là một khoảng thời gian đủ để công ty từ chỗ mới ra đời đến lúc tạo được chỗ đứng trên thương trường.
Chỉ cỏ tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kỷ kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông Luật doanh nghiệp năm 2020.
(ii) Tổ chức được Chỉnh phủ ủy quyền: Khác với cổ đông sáng lập, Luật doanh nghiệp năm 2020 không giới hạn thời gian mà cổ đông này (tổ chức do Chính phủ ủy quyền) được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sáng lập, với đặc thù của cá nhân, việc sở hữu loại cổ phần ưu đãi biểu quyết dễ dàng được chấp thuận. Nhưng tổ chức do Chính phủ ủy quyền tại sao cũng được sở hữu loại cổ phần ưu đãi này? Xuất phát từ nhu cầu quản lý của Nhà nước, “Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013), “Nhà nước… điều tiết nền kinh tế…” (Điều 52 Hiến pháp năm 2013), trong một số ngành, nghề, lĩnh vực quan trọng có sự tham gia của Nhà nước thông qua các tổ chức do Chính phủ ủy quyền. Tuy nhiên, cũng tương tự như cổ đông sáng lập, Nhà nước có nhu cầu kiểm soát công ty nhưng vốn đâu tư vào doanh nghiệp thấp. Và đó cũng là lý do để tổ chức do Chính phủ ủy quyền được quyền sở hữu loại cổ phần này.
Một số lưu ý về các loại cổ phần theo pháp luật về doanh nghiệp?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Bình luận
Dưới góc độ một nhà đầu tư, mục tiêu khi tham gia thương trường là lợi nhuận. Một trong những vấn đề then chốt là đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng cao, đặc biệt khi tiền của mình đầu tư nhưng lại giao cho người khác sử dụng, quản lý.
Như đã đề cập, quyền biểu quyết trong các công ty đối vốn tỷ lệ thuận với vốn góp. Và việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được nhìn nhận như một ngoại lệ cùa nguyên tắc này. Cần phải xác định cổ phần ưu đãi biểu quyết nếu sử dụng thích hợp sẽ tạo nên lợi ích to lớn, nhưng nếu lạm dụng thì nguy cơ bị tẩy chay từ phía các nhà đầu tư là có thật, vấn đề là phải có một chiến lược phát hành cổ phần với tỷ lệ cổ phần ưu đãi biểu quyết thích hợp.

3.2 cổ phần ưu đãi cồ tức:

Cổ phần ưu đãi cổ tức là loại cổ phần được ưu đãi về cổ tức so với cổ phần phổ thông.
Cách chia cổ tức: cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trà cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức cùa cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.
Nhưng thực tế không phải lúc nào cổ tức ưu đãi cũng cao hơn so với cổ phần phổ thông, vấn đề bắt đầu từ công thức chia cổ tức ưu đãi:
CTHN = CTCĐ + CTT
Trong đó:
CTHN: Cổ tức hằng năm
CTCĐ: Cổ tức cố định
CTT: Cổ tức thưởng
về nguyên tắc, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng một mức cố định hằng năm. Ví dụ: X đồng cho mỗi cổ phần. Mức cổ tức cố định này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Có nghĩa là công ty kinh doanh lãi hay thua lỗ thì cổ đông ưu đãi cổ tức đều được hưởng khoản cố định này. Điểm này thể hiện sự ưu đãi của loại cổ phần này so với cổ phần phổ thông. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp một năm tài chính nào đó công ty kinh doanh tốt, mức cổ tức được chia cho cổ phần phổ thông nhiều hơn so với mức cổ tức cố định hằng năm thì cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng thêm cổ tức thưởng với mục đích làm sao cho cổ tức hằng năm phải cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông trong năm tài chính đó.
Ví dụ: Công ty quy định mỗi cổ phần ưu đãi cồ tức sẽ hưởng mức cổ tức cố định hằng năm là 10 đồng cho mỗi cổ phần ưu đãi cổ tức. Giả sử năm 2008 công việc kinh doanh của công ty thành công. Công ty quyết định cổ tức cho cổ phần phổ thông là 12 đồng. Vì cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức thấp hơn (10 so với 12) nên công ty phải dành cho cổ phần này cổ tức thưởng để làm sao khi cộng hai khoản đó sẽ cao hơn 12 đồng được chia cho cổ phần phổ thông .
Như vậy, nguyên tắc ưu tiên cho chủ nợ chỉ áp dụng đối với cổ đông phổ thông mà không áp dụng đối với mọi cổ đông trong công ty. Theo tác giả cuốn sách, quy định này đặt ra vấn đề nên tiếp tục xem xét, nghiên cứu bởi hai lẽ sau:
Một lầ: Các ưu đãi mà cổ đông ưu đãi cổ tức có được xuất phát từ mối quan hệ giữa các cổ đông. Nói cách khác, sự ưu đãi về thanh toán cổ tức là ưu đãi so với các cổ đông khác. Các thỏa thuận này chỉ có ý nghĩa trong nội bộ các cổ đông với nhau. Trong tưong quan với chủ nợ, họ là những người có nghĩa vụ. Họ phải thực hiện nghĩa vụ với chù nợ.
Hai là: Việc thanh toán cổ tức, cho dù là cổ tức ưu đãi là đi ngược lại với các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về phá sản .

3.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại:

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Ưu đãi của cổ phần này so với cổ phần phổ thông được thể hiện ở yếu tố “hoàn lại”. Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động thì nhu cầu rút lại vốn đã góp là một nhu cầu chính đáng. Theo đó, việc rút lại phần vốn đã đầu tư vào công ty cổ phần được thể hiện theo một trong hai cách sau đây:
Hoàn lại bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu.
Hoàn lại theo những điều kiện đã được ghi nhận sẵn trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông trừ các quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group