1. Khái niệm luật thương mại

Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nguyên tắc tự do ý chí

Tự do ý chí là vầh đề trọng yếu của hợp đồng. Trong khi đó luật thương mại được xây dựng trên nền tảng hợp đồng. Vì vậy tự do ý chí là nguyên tắc bao trùm của luật thương mại. Hạt nhân lý luận của tự do ý chí là con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, và con người có quyền tự do định đoạt những gì thuộc về mình. Vì vậy các hợp đổng được thi hành. Và các điều kiện của nó được giải thích trên căn bản của tự do ý chí.
Tuy nhiên ai cũng nhận thức được rằng: trước khi có sự phát triển của chủ nghĩa tự do ý chí, hợp đổng đã tồn tại và phát triển, và ngày nay khi vai trò của tự do ý chí bị giảm sút, thì hợp đồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Vậy giá trị của tự do ý chí lắng đọng ở đâu? Có lẽ tự do ý chí có một giá trị nổi bật là hạn chế sự can thiệp của chính quyền vào tự do của công dân, bên cạnh những giá trị quan trọng khác.
Đi ra từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cap nơi mà nhà nước cố gắng can thiệp tối đa vào mọi quan hệ xã hội, Việt Nam hiện nay đang xây dựng nêh kinh tế thị trường với những ý tưởng tốt đẹp về tự do ý chí, tự do kinh doanh. Cho nên đề cao tự do ý chí có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc xoá bỏ cơ chế kinh tế cũ, thúc đẩy tự do kinh doanh. Việc hạn chế tự do ý chí cẩn phải được cân nhắc một cách nghiêm túc, ti mỉ và chỉ sử dụng khi thật cần thiê’t, tránh chạy theo khuynh hướng của những nước phát triển. Tự do ý chí là một lĩnh vực thuộc tư tưởng luật tự nhiên – nền tảng của Nhà nước Pháp quyền (một mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới). Vậy việc sử dụng nó là một trong những nâ’c thang để vươn tới mục tiêu này.
Dù là một nguyên tắc bao trùm, song tự do ý chí còn phụ thuộc vào một số ngoại lệ mà cũng được xem là các nguyên tắc. Các ngoại lệ được nhân mạnh bao gồm thiện chí, chuyên cần, hợp lý và thận trọng, ngoài ra còn sự loại trừ những khác biệt dứt khoát và ngầm định giữa các qui tắc của luật thương mại và hợp đổng . Những nguyên tắc này phát triêh hạn chế tự do ý chí khi mà xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp thúc đẩy các dạng hợp đổng gia nhập ra đời và đòi hỏi sự bảo đảm trật tự công cộng, đạo đức xã hội.

Một số nguyên tắc chính trong Luật thương mại hiện nay?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

3. Nguyên tắc tự do lập hội

Con người sôhg trong xã hội luôn luôn đòi hỏi một phương tiện có ý nghĩa triết học là tự do lập hội làm nền tảng của các hoạt động từ thiện, thương mại, giáo dục, y tế, thê’ thao, văn hoá, tôn giáo v.v… Lưu ý rằng: Hội có thể được chia thành hai loại là hội có mục đích kinh tê'(như các thương hội hay công ty) và hội có mục đích phi kinh tê'(như các hội làm từ thiện…).
Thực vậy, xã hội học đã tỏ ra rằng, trong lịch sử, các lực lượng đoàn thể đã xuâ’t hiện trước lực lượng cá nhân . Cuộc sông đòi hỏi con người phải tiến hành các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nói cách khác, con người không thể sống nếu không hoạt động. Những hoạt động như vậy không thể không cần đến sự liên kết vói những người khác, phần để chống lại những trở lực của tự nhiên, phần đê’ chống lại những trở lực từ chính con người như chiến tranh, cướp bóc… Ở thời kỳ phôi thai, sự liên kết đó có tính cách tự nhiên. Xã hội loài người càng văn minh, sự liên kết càng được dựa trên tinh thần tự nguyện, nhưng không thể không nói, là một tất yếu. Trong học thuyết của mình, Jean Jacques Rousseau rất nhấn mạnh tói tự do của con người, nhưng ông cũng khẳng định:
“Có một lúc nào đó các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con người có thể lấn át sự kháng cự của từng cá nhân, lúc đó tình trạng nguyên thuỷ sẽ không còn nữa, loài người sẽ bị tiêu diệt nếu họ không thay đổi cách sống.
Nhưng con người không thể tạo ra lực mới, mà chỉ có thể kết hợp và điều khiển những lực sẵn có; cho nên phương pháp duy nhất đê’ con người tự bảo vệ là họ phải kết họp lại với nhau thành một lực chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hoà” .
Nhận định này đã minh chứng cho tính tất yếu của sự liên kết, dù là sự liên kết tạo thành một xã hội hay một cộng đồng chính trị. Những quan điểm, những sở thích, những mục đích lớn về kính tế vượt quá khả năng theo đuổi của một cá nhân… đã khiến con người một lần nữa trong xã hội cần tới sự liên kết tạo thành những nhóm nhỏ hơn mà được xem là các tổ chức hay các hội. Bời thế ngày nay người ta xem tự do lập hội như một quyền con người. Điều 22 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982 tuyên bố “mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác”.
Vấn đê’ tự do hợp đồng bảo đảm cho tự do lập hội. Hợp đồng là một vấn đề căn bản của xã hội. Nó vừa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của mỗi con người, đổng thời làm cơ sở cho việc tổ chức đời sôhg xã hội, phát triển kinh tế…

4. Nguyên tắc tự do kinh doanh

Trong một thời gian dài, kể từ khi xây dựng nền kinh tê’ kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao câ’p cho tới khi chủ trương đổi mới được khởi xướng, quyền tự do kinh doanh của công dân không được đặt ra. Thực thi đường lối đổi mới, Điều 57 của Hiêh pháp 1992 tuyên bô’: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Và đê’ cụ thê’hóa nguyên tắc này, Bộ luật Dân sự 2005 qui định:
“Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đổng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với qui định của pháp luật”(Điều 50).
Quyền tự do kinh doanh đã làm thay đổi bộ mặt kinh tê’ của Việt Nam. Người dân đã bắt đầu thoát dẩn khỏi sự đói nghèo. Do đó nó đóng vai trò râ’t quan trọng trong đời sông xã hội Việt Nam hiện nay. Nó có thê’ chỉ có được trên căn bản của tự do ý chí và tự do lập hội. Quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trò quan trọng trong hệ thôhg các quyền tự do của con người. Như vậy, quyển tự do kinh doanh phải được xem như là một giá trị tự thân của con người mà nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ chứ không phải là sự ban phát, trao tặng .
Tư tưởng về quyền tự nhiên của con người đã được thể hiện một cách râ’t cô đọng trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Cái cao quí nhất là quyền được sống của con người đòi hỏi một môi trường và một hệ thống các phương tiện và cách thức hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu sống, mà các nhu cầu này không thể đáp ứng nổi bởi nhà nước – một thực thể được tạo nên bởi xã hội và sống nương nhờ xã hội. Do vậy nhà nước, với quyền lực được nhân dân giao cho, có trách nhiệm tạo ra môi trường, cung cấp phương tiện và chỉ dẫn các cách thức để từng cá nhân có thể đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của mình. Một trong các trách nhiệm quan trọng nhất ở đây là nhà nước phải ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh .
Quyền tự do kinh doanh hiện nay được quan niệm rộng hẹp khác nhau giữa các học giả. Bản thân Bộ luật Dân sự 2005 đã gộp trong quyền tự do kinh doanh cả quyền tự do hợp đồng và nhiều quyền khác. Nếu như vậy, quyền tự do kinh doanh là một quyền bao trùm lên hầu như tất cả các quyển liên quan tói luật tư? Đó là điều cần xem xét lại. Quyền tự do kinh doanh là một hệ thống các quyền gắn kết vói nhau mà pháp luật phải thừa nhận. Các quyền này bao gồm: Quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; quyền tự do thuê mướn nhân công; quyền tự do quản trị vậ vận hành doanh nghiệp; quyển tự do cung cấp các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên các quyền này không thể tách rời các quyền khác như: Quyền bình đẳng; quyền tự. định đoạt; quyển tự do họp đồng, và quyền tự do khởi kiện… cần lưu ý rằng quyền tự do kinh doanh chỉ được bảo đảm khi có quyền tự do khỏi kiện tiếp cận tư pháp chống lại nhưng hành vi èan tĩÌiẹp^bâấ h^phấỊỹ vẵố quyền tự do kinh doanh.

5. Nguyên tắc thiện chí

Thiện chí là một khái niệm rất trừu tượng gắn chặt với hoàn cảnh cụ thể của một ứng xử cụ thế. Các luật gia hiểu, nhưng khó định nghĩa về nó. Thiện chí mà tiếng Anh gọi là “good faith” được dịch ra từ tiêhg La tinh là “bona fide” . Khái niệm này được biểu đạt trong tiêhg Việt với nhiều từ ngữ khác nhau như “thiện chí”, “thiện ý”, “thành ý”, “thiện tâm”, “thực tâm” hay “thành tâm”… Trên thế giới người ta đã sử dụng khái niệm này thường xuyên trong một thời gian râ’t dài, nhưng cho tới nay vẫn không có một cách hiểu thống nhâ’t về nó. Mỗi hệ thống tài phán có cách giải thích riêng của mình về khái niệm thiện chí.
Deluxe Black’s Law Ditionary giải nghĩa: Thiện chí là một đức tính trừu tượng và mơ hổ không có nghĩa chặt chẽ về luật pháp hoặc không có định nghĩa bởi luật, và nó bao gồm, trong môì liên hệ với các vâh đề khác, một sự tin tưởng thành thật, không có sự ác ý, không có dự định lừa dôì hoặc tìm kiếm lợi ích không hợp lý . Có một giải thích khác ngắn gọn hơn rằng: “Thiện chí là một thuật ngữ trừu tượng và bao quát diễn đạt sự tin tưởng hoặc động cơ thành thật mà không có bất kỳ sự ác ý hoặc mong muôh lừa dôì người khác nào” .
Thiện chí là một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng không chỉ trong quan hệ họp đổng mà còn trong tổ chức đời sôhg xã hội. Nó là một trong những vẵh đề căn bản để duy trì sự tồn tại và phát triển chung của cộng đổng. Bởi con người sinh ‘ra vốn râ’t cần đến nhau và sự hợp tác, và sự họp tác chỉ có thể có được khi các bên đều có thiện chí, do đó không chỉ trong luật họp đồng nguyên tắc này mới được đề cao, mà ngay cả trong Hiên pháp. Điều 9, Hiêh pháp Thụy Sĩ năm 2000 có tuyên bố: “Mọi người có quyền được đôì xử không chuyên quyền và thiện chí bởi các định chế nhà nước”.
Đối với pháp luật nói chung, thiện chí là một yêu cầu không thể thiếu khi có vấn đề thủ đắc quyền và giải phóng nghĩa vụ của một ai đó, cũng như việc xác định quyền của một người đang chiếm hữu tài sản của người khác. Riêng đối với lĩnh vực hợp đồng, nguyên tắc thiện chí được giải thích rất gần gũi với tự do ý chí, có nghĩa là việc xác lập họp đồng và các điều kiện của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên. Nguyên tắc này cũng được đề cao trong các ứng xử liên quan tới tranh chấp hợp đồng, và được xem là vấn đề chủ yếu then chốt của họp đồng .
Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, ứng xử thiện chí và trung thực là một nghĩa vụ bắt buộc, dù rằng các bên trong quan hệ luật tư có hoặc không thỏa thuận hoặc cùng nhau thỏa thuận loại trừ hay hạn chế nó. Điều 6, Bộ luật Dân sự 2005 có qui định: “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào”. Các qui định này cho thấy nhà làm luật Việt Nam nghiêng về giải thích thiện chí gắn liền với trung thực theo hướng phi lừa dối, có nghĩa là nhấn mạnh tới cách thức hành xử, chứ không nhấn mạnh vào động cơ, mục đích của hành vi.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group