Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp với điều kiện phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
1. Khái quát chung
Ngày đầu tiên học môn pháp luật, một sinh viên kỉnh tế của một trường đại học tại Việt Nam rụt rè đứng lên hỏi: “Thầy ơi, tại sao chủng em phải học luật? Một câu hỏi rất học trò! Nhưng ngẫm kỹ lại, sinh viên này hỏi cũng có lý. Vì sinh viên kinh tê thì học luật làm gì?
Nói rộng ra, dường như trong các doanh nghiệp, vai trò của pháp luật vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Điều này cũng dễ hiểu. Doanh nhân có nhiều vấn đề phải quan tâm: tiền lương cho nhân viên hằng tháng, lãi suất ngân hàng, nợ đến hạn, đơn hàng V.V.. Làm doanh nhân không sướng chút nào! Giải quyết những vấn đề nhức đầu như vậy, doanh nhân làm gì còn thời gian để quan tâm đến chuyện pháp luật nước nhà. Đó là chuyện tưởng như chỉ của các Luật sư của LVN Group và các vị đại biểu Quốc hội.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Trong quá trình kinh doanh, doanh nhân có nhiều mối quan hệ. Quan hệ với đối tác, quan hệ với khách hàng và quan hệ với Nhà nước. Tuy vậy, có sự khác nhau trong hai nhóm quan hệ này. Đối tác, khách hàng là những người làm ăn với doanh nhân. Do vậy, vị thế của doanh nhân là bình đẳng. Cũng từ đó, cách hành xử của doanh nhân sẽ là cách hành xử của những người bình đẳng với nhau. Nhưng trong mối quan hệ giữa doanh nhân và Nhà nước thì không phải như vậy. Sự khác biệt này xuất phát từ tính quyền lực và chức • năng quản lý của Nhà nước. Doanh nhân làm ăn kinh doanh phải trong khuôn khổ pháp luật nên phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Vị thế các bên cũng trở nên khác biệt, không còn là vị thế bình đẳng như trong quan hệ giữa doanh nhân với đối tác/khách hàng.
Dường như mối quan hệ giữa doanh nhân và Nhà nước là mối quan hệ “bất bình đẳng”! Trong tương quan bất bình đẳng, doanh nhân càng trở nên “chông chênh”. Nhiều trường hợp doanh nhân nhận ra vấn đề ấy nhưng không biết phải xừ lý từ đâu. Cũng như mọi mối quan hệ khác trong xã hội, mối quan hệ giữa doanh nhân và Nhà nước cũng có sự va chạm. Chuyện không hài lòng về nhau là bình thường. Công chức thực thi quyền hành mà pháp luật trao cho. Nhưng công chức cũng có khi hành xử sai, vì công chức cũng là con người, cũng vẫn có thể mắc sai lầm. Cuộc sống vốn dĩ thế! Nhưng với cái vị thế “chông chênh”, cách hành xử của doanh nhân khi không hài lòng về các quyết định của Nhà nước thì lại khá tiêu cực. Doanh nhân thường hay than thở với nhau, kêu oan với báo chí. Thậm chí, làm đơn xin được… ở tù(!)
Để quyền lợi đó được bảo đảm, Nhà nước dành cho người dân quyền được “phản bác” các quyết định của Nhà nước. Đó là quyền được khiếu nại hoặc khiếu kiện ra Tòa án có thẩm quyền xét xử. Trong một xã hội dân chủ, vân đề khiếu nại của người dân đối với Nhà nước không còn là đặc quyền Nhà nước dành cho người dân mà đã ưở thành sức ép đối với Nhà nước trong mối quan hệ với công dân.
Muốn vậy, việc khiếu nại phải trên cơ sở của pháp luật. Nói cách khác, khiếu nại phải được gửi đến Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, dường như ít khi doanh nhấn thực hiện quyền này. Việc gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan truyền thông vẫn là xu hướng phổ biến. Trong vô vàn lo toan của cuộc sống, các nhà quản lý ít khi quan tâm đến các bài báo phản ánh các đơn khiếu nại kiểu này. Vì doanh nhân có khiếu nại gì đối với các quyết định của Nhà nước đâu mà xem xét lại!
Như vậy, pháp luật trở thành chỗ dựa cho doanh nhân trong mối quan hệ tương đối “chông chênh”. Pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện không chỉ có tác dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nhân mà hơn thế, cùng với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước , nó trở thành sức ép cần thiết lên hoạt động của công chức trong quá trình thực thi pháp luật. Một doanh nghiệp khiếu kiện một Chi cục Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã thắng kiện là một minh chứng sinh động. Do vậy, doanh nhân làm tốt điều này chính là góp phần cho quá trình xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật và bình đẳng.
Nhưng để doanh nhân tin và sử dụng quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện một cách hữu hiệu, rất cần đến vai trò bảo đảm của Nhà nước trong việc thực thi pháp luật về khiếu nại hoặc khiếu kiện. Một giáo sư luật đã từng nói: một đất nước thiếu luật không đáng sợ bằng một đất nước có một hệ thống pháp luật đầy đủ mà không thực thi được. Vì mọi đạo luật tự thân chi là những con chữ vô nghĩa trên các trang giấy nếu nó không đi vào cuộc sống sôi động.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Doanh nghiệp hiểu luật thế nào? Báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày 11-2-2013.
2. Khái niệm doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 10 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, có nghĩa là, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
3. Giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của* doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp với điều kiện phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
Nhìn dưới góc độ chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản nhưng hai thủ tục mang bản chất khác nhau. Giải thể là thủ tục hành chính được tiến hành theo những căn cứ, điều kiện cụ thể do pháp luật về doanh nghiệp quy định. Phá sản là thủ tục tư pháp tiến hành theo căn cứ, trinh tự thủ tục do pháp luật về phá sản quy định.
3.1 Căn cứ và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối vởi công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài.
3.2 Thủ tục thực hiện
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kỉnh doanh .
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể:
Quyết định giải thể phải được các cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp thông qua. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà đối tượng có thẩm quyền là khác nhau. Quyết định giải thể được thông qua phải có những nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ tên chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
Bước 2‘. Thông báo quyết định giải thể:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Bước 3: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp:
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quàn trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường họp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng .
Bước 4: Hoàn tất thủ tục để xóa tên doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng vãn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể , Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng vãn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể , Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cũng cần lưu ý thêm đối với doanh nghiệp xã hội, thì trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sàn, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được ữà lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quỵ định tương ứng của Luật doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group