1. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định thế nào?

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 236 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trải quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến ỉ.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phỏng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguôn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bỉnh theo Quy chuấn kỹ thuật quổc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phỏng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
b) Cỏ tổ chức;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc trưÒTig hợp chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thài có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên ưung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một số quan điểm mới khi phân tích tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Bình luận tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Điều luật gồm có 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. So với quy định tại Điều 182a BLHS năm 1999, điều luật này được quy định theo hướng thu hẹp phạm vi chủ thể, mô tả rõ ràng hành vi phạm tội với mức định lượng cụ thể cũng như quy định rõ các đối tượng tác động của tội phạm.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền cho phép chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại. Theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý, chất thải và phế liệu, người có thẩm quyền này có thể là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,…

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi cho phép người khác được tiến hành các hoạt động chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật một trong số các dạng chất thải nguy hại sau đây:
+ Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
+ Chất thải nguy hại có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xa loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
Đối với hai dạng chất thải nguy hại thứ nhất và thứ hai kể trên, hành vi cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định chỉ cấu thành tội phạm trong trường hợp các chất thải này có khối lượng từ 3.000 kg trở lên.

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thê

Lỗi của người phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức hành vi cho phép chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc các chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường của mình là trái quy định của pháp luật, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiêm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bĩnh theo Quy chuẩn kỹ thuật quổc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép: Đây là trường hợp người phạm tội có hành vi cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật một trong ba loại chất thải (chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép). Trong đó, mức định lượng đối với hai loại chất thải đầu là từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam (cao hơn so với mức cơ bản được quy định tại khoản 1). Riêng đối vợi loại chất thải thứ ba, có sự thay đổi so với khung cơ bản. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội trong trường hợp này là chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường có mức độ nguy hiểm cao hơn, thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
– Cỏ tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm trong việc cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật những đối tượng đã được liệt kê tại khoản l.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội nhiều lần, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật một trong số các đối tượng tác động được liệt kê tại khoản 1 từ 02 lần trở lên nhưng chưa lần nào bị đưa ra xét xử.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm… từ 10.000 kilôgam trở lên;
– chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp đụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định như thế nào

Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định tại Điều 237 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đằng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;
b) Vì phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự co môi trường làm môi trường bị ô nhiêm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc găy tốn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tồn thương cơ thế của những người này từ 61°/o đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỳ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122%) đến 200%;
c) Gây thiệt hại từ3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại 7.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đĩnh chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viên;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Một số quan điểm mới khi phân tích tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

4. Bình luận tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường là người có nghĩa vụ trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Theo Điều 12 BLHS, họ là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Chủ thể của tội phạm này tương đối đa dạng. Tương ứng với từng loại hành vi khách quan là chủ thể có dấu hiệu cụ thể riêng. Vỉ dụ: Chủ thể của hành vi vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường có thể là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường; chủ thể của hành vi vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường có thể là cá nhân đã gây ra sự cố môi trường.. .

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định có thể là:
+ Thứ nhất là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cổ môi trường: Đây là hành vi của các chủ thể có nghĩa vụ phòng ngừa sự cố môi trường không tuân thủ quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. Trong đó, sự cố môi trường được hiểu “là sự cổ xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”. Theo Điều 108 Luật bảo vệ môi trường, các chủ thể này gồm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường và lãnh đạo của các cơ quan cấp bộ và các ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, hành vi khách quan của chủ thể thứ nhất là hành vi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật bảo vệ môi trường như không “lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cổ môi trường”; không “có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường”… Hành vi khách quan của chủ thể thứ hai là hành vi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cổ môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật bảo vệ môi trường như không “xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh bảo nguy cơ và ứng phó sự cổ môi trường”; không “xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm ”…
Hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội. Người phạm tội có thể thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước về phòng ngừa sự cố môi trường.
+ Thứ hai là hành vi vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường: Đây là hành vi mới được bổ sung và do vậy tội danh cũng được thay đổi để bao quát được hết các hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP. Trách nhiệm ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy tại Điều 109 và Điều 112 Luật bảo vệ môi trường. Trong đó, các nghĩa vụ của các chủ thể có trách nhiệm ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định cụ thể. Ví dự. Chủ thể “gây ra sự cổ môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tố chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bào vệ môi trường nơi xảy ra sự co” (điểm a khoản 1 Điều 109 Luật bảo vệ môi trường); “Sự cổ môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cap nhãn lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố” (điểm b khoản 1 Luật bảo vệ môi trường) V.V.. Hành vi khách quan của người phạm tội ở đây là hành vi không thực hiện, không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như khi có sự cố môi trường xảy ra, cá nhân gây ra sự co đã không thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; không tổ chức cứu người, tài sản; không thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố… hoặc không tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.

4.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm này được quy định cho từng hành vi khách quan nói trên. Cụ thể:
+ Đối với hành vi khách quan thứ nhất, hậu quả của tội phạm được quy định là sự cố môi trường: Đây là hậu quả môi trường bị ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi nghiêm trọng. Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước về phòng ngừa sự cố môi trường.
+ Đối với hành vi khách quan thứ hai, hậu quả của tội phạm được quy định có thể là: Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ là từ 61% trở lên; gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên. Các hậu quả này có nguyên nhân là hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm trên đây về cơ bản đã được mô tả cụ thể, rõ ràng. Các hậu quả về thể chất (thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe) và về vật chất (thiệt hại về tài sản) được quy định cụ thể và cũng dễ xác định trong thực tiễn áp dụng nhung hậu quả là sự cố môi trường hay hậu quả là môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng lại tương đối trừu tượng nên cũng khó xác định trong thực tiễn áp dụng. Điều này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

4.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả của tội phạm (sự cố môi trường, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích, gây thiệt hại về tài sản) là lỗi vô ý. Khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, lỗi của họ có thể là lỗi cố ý. Trong tổng thể, lỗi ở tội phạm này là lỗi vô ý.

4.5 Khung hình phạt được áp dụng

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 02 năm đen 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Làm chết người: Đây là trường hợp việc vi phạm các quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường đã gây ra hậu quả chết người. Ví dụ: Be chứa chất thải (có kim loại nặng là chì) của một công ty được xây dựng trên đồi bị vỡ làm hàng trăm nghìn mét khối nước và bùn thải tràn xuống vùi lấp nhà ở dưới chân đồi. Chủ nhà đã bị chết do bị mắc kẹt bên trong quá lâu, không có lực lượng ứng phó kịp thời.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200°%: Đây là trường họp phạm tội đã gây hậu quả là thiệt hại về sức khoẻ của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 122% đến 200% (cao hơn mức thiệt hại được quy định tại khoản 1).
– Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản trị giá từ 03 tỷ đồng đến dưới 07 tỷ đồng (cao hơn mức thiệt hại được quy định tại khoản 1).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Làm chết 02 người trở lên: Đây là trường họp phạm tội đã gây ra hậu quả chết nhiều người (nghiêm trọng hơn hậu quả chết 01 người được quy định tại khoản 2).
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên: Đây là trường họp phạm tội đã gây ra hậu quả là thiệt hại về sức khoẻ cho 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của họ là 201% trở lên (cao hơn mức thiệt hại được quy định tại khoản 2).
– Gây thiệt hại 7.000.000.000 đồng trở lên: Đây là trường họp phạm tội đã gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản trị giá từ 07 tỷ đồng trở lên (cao hơn mức thiệt hại được quy định tại khoản 2).
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho người phạm tội là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng.
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng.
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 năm đến 03 năm.
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS, thì pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Đây có thể là trường hợp hành vi phạm tội đã gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và pháp nhân thương mại đó không có khả năng khắc phục các hậu quả này (khoản 1 Điều 79 BLHS) hoặc là trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 Điều 79.
– Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho pháp nhân thương mại là: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group