Việc đặt tên cho doanh nghiệp , về nguyên tắc, do người sáng lập quyết định. Cũng giống như việc đặt tên cho con, thông thường, người ta sẽ đặt tên doanh nghiệp theo ý nghĩa làm ăn phát đạt: Đại Phát, Hưng Thịnh, Quyết Tiến… hoặc thể hiện mục tiêu, phương châm hoạt động …
1. Khái niệm doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì có quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.12. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
2. Đặc điểm của doanh nghiệp
2.1 Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng
Việc đặt tên cho doanh nghiệp , về nguyên tắc, do người sáng lập quyết định. Cũng giống như việc đặt tên cho con, thông thường, người ta sẽ đặt tên doanh nghiệp theo ý nghĩa làm ăn phát đạt: Đại Phát, Hưng Thịnh, Quyết Tiến… hoặc thể hiện mục tiêu, phương châm hoạt động của công tỵ: Đại Tín, Tín Nghĩa… hoặc theo các tiêu chí khác.
Tuy vậy, việc đặt tên doanh nghiệp dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định. Cụ thể: Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm.) Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt: có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất đồng thời hai thành tố: (i) Loại hình doanh nghiệp; (ii) Tên riêng
Cần lưu ý, đầy là hai thành phần bắt buộc phải có trong tên của doanh nghiệp, là bộ phận chính cấu thành tên của doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp có thể thêm một số thành phần khác vào trong tên của doanh nghiệp. Thông thường, người ta thường hay thêm vào tên của doanh nghiệp chức năng hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng, thương mại, xuất nhập khẩu Hoàng Tiến.
Đã từng có nhiều tranh cãi về việc hiểu thế nào về tên doanh nghiệp có thể viết được bằng tiếng Việt Tên này có nhất thiết phải có ý nghĩa hay không?
Tuy vậy, với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, vấn đề trên đã được giải đáp một cách minh thị. Theo đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, z, w, chữ số và ký hiệu. Có nghĩa là, chỉ cần viết được bằng các ký tự có trong bảng chữ cái của Vỉệt Nam mà không cẩn xác địrih có ý nghĩa hay không.
Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị cấm:
Trường hợp thứ nhất: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác
Trường hợp thứ hai: Tên doanh nghiệp sử dụng từ ngữ, kỷ hiệu vì phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tạc của dân tộc
Trong giai đoạn hiện nay, tên của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp, tên của doanh nghiệp đã trở thành tài sản có giá trị lớn. Xã hội quen gọi tài sản này dưới tên gọi: thương hiệu. Xuất phát từ mục đích bảo vệ cho các chủ thể chân chính, tránh những toan tính trục lợi bất chính từ việc “ăn theo” tên các doanh nghiệp đã thành danh, pháp luật có nhiều cơ chế để bảo hộ tên của doanh nghiệp.
2.2 Doanh nghiệp có tài sản
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên ba nguồn: (i) Tài sản do các thành viên, cổ đông (gọi chung là nhà đầu tư) đầu tư vào doanh nghiệp; (ii) Tài sản do doanh nghiệp huy động; và (iii) Tài sản do doanh nghiệp tạo lập nên trong quá trình hoạt động như chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá trong quá trình phát hành cổ phần, lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư.
Nhìn nhận trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, tài sản trong doanh nghiệp tại thời điểm được thành lập chỉ bao gồm một nguồn duy nhất là từ các nhà đầu tư. Cho nên, tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập, tài sản trong các doanh nghiệp chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2.3 Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kỉnh doanh
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Vỉệt Nam trong trường hợp cần thiết. Trụ sở phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Mục đích kinh doanh được hiểu là mục đích tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp của doanh nghiệp. Chính mục đích này là yếu tố căn bàn để phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức khác. Tuy vậy, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2020, cần thiết phải phân biệt doanh nghiệp và doanh nghiệp xã hội. Theo đó, nếu mục đích lớn nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thì đối với doanh nghiệp xã hội ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải đáp ứng các mục tiêu mang tính xã hội. Cụ thể, doanh nghiệp này phải đáp ứng các tiêu chí sau
– Là doanh nghiệp được đăng kỷ thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
3. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của* doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp với điều kiện phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
Nhìn dưới góc độ chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản nhưng hai thủ tục mang bản chất khác nhau. Giải thể là thủ tục hành chính được tiến hành theo những căn cứ, điều kiện cụ thể do pháp luật về doanh nghiệp quy định. Phá sản là thủ tục tư pháp tiến hành theo căn cứ, trinh tự thủ tục do pháp luật về phá sản quy định.
3.1 Căn cứ và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối vởi công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài
3.2 Thủ tục thực hiện giải thể doanh nghiệp
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kỉnh doanh .
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể:
Quyết định giải thể phải được các cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp thông qua. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà đối tượng có thẩm quyền là khác nhau. Quyết định giải thể được thông qua phải có những nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ tên chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
Bước 2‘. Thông báo quyết định giải thể:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Bước 3: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp:
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quàn trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường họp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng .
Bước 4: Hoàn tất thủ tục để xóa tên doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng vãn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể , Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Cũng cần lưu ý thêm đối với doanh nghiệp xã hội, trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sàn, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được ữà lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quỵ định tương ứng của Luật doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group