Căn hộ trên đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mang tên vợ chông bà h cấp ngày 28/11/2003. (ngoài ra không có giấy tờ gì khác, không có hộ khẩu hay cmt phô tô của các bên) đến nay mẹ tôi muốn chuyển tên giấy chứng nhận sang tên mẹ tôi. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi: 1, các thủ tục cần phải làm để chuyển tên cho mẹ tôi. 2, ông t và bà h đều có vợ và có chồng, nhưng trong các giấy biên nhận chỉ có ông t và bà h kí, và người làm chứng. Vậy tôi có phải xin chữ ký bổ sung không. 3, trường hợp tôi không tìm lại được ông t và bà h thì thủ tục có gì vướng mắc không ?

Xin cám ơn Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Trân trọng!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật LVN Group.

Trả lời!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Pháp lệnh về nhà ở 1991

Luật Nhà ở 2014

Nghị định 99/2015/NĐ_CP hướng dẫn luật nhà ở

2. Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, căn hộ trên đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mang tên vợ chồng bà H cấp ngày 28/11/2003, ông T mua lại căn nhà này từ bà H là từ thời điểm 10/9/2002, mẹ bạn mua lại từ ông T từ thời điểm 4/11/2002. Do đó, việc mẹ bạn có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay không sẽ căn cứ vào quy định của Pháp lệnh về nhà ở năm 1991. Liên quan đến giao dịch mua bán nhà ở là căn hộ chung cư, Pháp lệnh về nhà ở 1991 quy định:

Điều 33. Thủ tục mua bán nhà ở.

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực và phải làm thủ tục đăng ký trước bạ sang tên tại cơ quan quản lý nhà đất cấp được uỷ quyền.”

Như vậy, về mặt pháp lý, nếu hợp đồng về việc mua bán nhà ở tại thời điểm nêu trên đều là những hợp đồng viết tay thì đó mẹ bạn không thể thực hiện được việc đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc không hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh về nhà ở 1991 thì quyền sở hữu nhà ở vẫn chưa thể chuyển sang cho mẹ bạn theo quy định tại Điều 36 của pháp lệnh.

Pháp luật về Nhà ở hiện hành tức Luật Nhà ở 2014 cũng quy định hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi được công chứng hoặc chứng thực tại Điều 122. Mặt khác, theo quy định tại khoản 6 Điều 81 Nghị định 99/2015/NĐ_CP: “Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mọi giao dịch về nhà ở phải tuân thủ các quy định về hình thức giao dịch, điều kiện tham gia giao dịch, trình tự, thủ tục giao dịch, nội dung và mẫu của hợp đồng về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở, Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; trường hợp thực hiện không đúng quy định thì các giao dịch này không có giá trị pháp lý. Đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở (bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề, căn hộ chung cư) thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư, giao dịch mua bán nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ hoặc làm nhà ở tái định cư thì phải tuân thủ theo mẫu và nội dung của hợp đồng do Bộ Xây dựng ban hành.”

Hiện nay, nếu gia đình bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho mẹ bạn thì mẹ bạn cần phải liên hệ trực tiếp với người có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để thực hiện lập hợp đồng mua bán và công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật hiện nay thì mới làm thủ tục sang tên cho mẹ bạn được. Việc xác định những người có quyền đối với việc định đoạt căn nhà (kí tên trên hợp đồng) phải căn cứ vào những người có tên và hình thức sở hữu nhà ở trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Mua bán căn hộ chung cư bằng giấy tờ viết tay từ năm 2002 có hiệu lực pháp lý không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về mua bán chung cư, gọi: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật LVN Group