Mức án phí dân sự sơ thẩm pháp luật quy định có hai loại: loại thu theo một số tiền nhất định và loại thu theo tỉ lệ giá trị tài sản. Đối với những vụ án dân sự không có giá ngạch (giá kiện), án phí dân sự sơ thẩm được thu theo một số tiền nhất định. Đối với những vụ án dân sự có giá ngạch mức án phí dân sự sơ thẩm được thu theo tỉ lệ giá trị tài sản. Mức lệ phí sơ thẩm yêu cầu giải quyết việc dân sự được pháp luật quy định thu theo một mức tiền nhất định và tuỳ theo tính chất công việc mà toà án phải thực thực hiện theo yêu cầu của đương sự. Mức án phí, lệ phí phúc thẩm cũng được thu theo một số tiền nhất định.

Khi giải quyết vụ việc dân sự, toà án quyết định mức án phí, lệ phí căn cứ vào quy định của pháp luật và trên cơ sở giá trị tài sản của vụ việc dân sự mà các đương sự đã thoả thuận hoặc giá trị tài sản do hội đồng định giá quyết định trong trường họp toà án quyết định định giá tài sản. Hiện nay, mức án phí đối với mỗi loại vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định của Danh mục án phí, lệ phí toà án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Quy định về tiền tạm ứng án phí, lệ phí dân sự

Để bảo đảm việc khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự có căn cứ pháp luật quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Theo đó, những người có yêu cầu toà án giải quyết vụ việc dân sự đều phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí. số tiền đương sự phải tạm nộp ngân sách nhà nước khi khởi kiện hoặc yêu cầu được gọi là tiền tạm ứng án phí, lệ phí sơ thẩm, số tiền đương sự phải tạm nộp ngân sách nhà nước khi kháng cáo được gọi là tiền tạm ứng án phí, lệ phí phúc thẩm.

Mức tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xác định theo số tiền án phí đương sự phải nộp trong các vụ việc dân sự. Nếu đương sự phải nộp nhiều tiền án phí, lệ phí thì họ cũng phải nộp nhiều tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Đối với vụ án dân sự không có giá ngạch thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí đương sự phải nộp theo một mức nhất định.

Người có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự là nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; người người nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự sơ thẩm phải nộp tiền tạm ứng lệ đó, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí. Đổi với yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn thì vợ, chồng có thể thoả thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật; trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí (Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 25, Điều 17 và Điều 36 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).

Nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm yêu càu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy báo của toà án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật (Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí phúc thẩm là người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Thời hạn người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của toà án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp có lí do chính đáng (Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 17 và Điều 28 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14). Thời hạn người kháng cáo nộp tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của toà án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp có lí do chính đáng (Điều 17 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp chọ cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của toà án. Nếu người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng cơ quan thi hành án đã thu phải được nộp vào ngân sạch nhà nước. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của toà án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục ttả lại tiền cho họ. Trong trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lí khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

Việc xử lí tiền tạm ứng án phí, lệ phí hiện nay được quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14).

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về án phí, lệ phí dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group