1. Lãi suất cho vay tín chấp của các công ty tài chính ?

Chào công ty, năm 2016 tôi có vay 20 triệu của ngân hàng Home Credit trong vòng 2 năm. Mỗi tháng tôi phải trả 1570.000 đồng bao gồm cả lãi và gốc.Tôi đã trả được 9 kỳ rồi nhưng hiện tại, vì gia đình gặp khó khăn nên tôi không thể trả được. Tôi bị chậm đóng kỳ này gần một tuần rồi. Tôi có nhận được tin nhắn của nhân viên ngân hàng thông báo tôi phải trả cả gốc và lãi trong tuần này. Nếu không sẽ nhờ Luật sư khởi kiện tôi đi tù.
Tôi rất lo lắng, không biết mình có bị đi tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như họ nói hay không? Tôi cũng muốn trả tiền cho họ nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên tôi không thể trả được. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi xem có bị đi tù hay không? Và tôi phải làm cách nào để không bị đi tù?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Luật sư tư vấn:

Lãisuất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 và điểm e khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính như sau:

Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng

1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 Thông tư này về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được

Điều 10. Hợp đồng cho vay tiêu dùng

1. Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:

e) Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay”

Thông báo số 447/TB- NHNN thông báo về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo một số mức lãi suất áp dụng từ ngày 01/12/2010 như sau:
1. Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
2. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 9,0%/năm.
3. Lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm.
4. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 9,0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để các tổ chức và cá nhân biết./.

Như vậy, mức lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữ công ty tài chính và chủ thể vay khi giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng. Nhưng lãi suất này vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hiện nay, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam hiện nay là 9%/năm. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng, Công ty tài chính căn cứ để công bố mức lãi suất cao nhất và thấp nhất đối với hoạt động cho vay. Mức lãi suất cao nhất được phép cho vay hiện nay chưa có quy định. Nhưng không vì thế mà không thể kiểm soát được lãi suất cho vay cao nhất. Bởi khi ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào mức lãi suất cho vay cao nhất hiện hành theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015 để thông qua. Và mức lãi suất cho vay cao nhất hiện nay theo quy định Bộ luật dân sự 2015 là 20%/năm.

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Việc quý khách chậm trả khi tới kỳ phải nộp tiền chỉ làm phát sinh thêm trách nhiệm phải trả các khoản lãi về chậm trả. Nếu khoản vay của quý khách chưa đến hạn phải trả theo hợp đồng thì công ty tài chính không thể yêu cầu quý khách trả hết toàn bộ số tiền gốc. Và hành vi chậm trả của quý khách cũng chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm – tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phía công ty tài chính thông báo. Vì quý khách vay tiền từ công ty tài chính bằng hợp đồng vay, khi vay, các bên hoàn toàn tự nguyện và không bị lừa dối (nhất là bên công ty tài chính không bị quý khách lừa dối về thông tin) nên hành vi của quý khách không thể cấu thánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sự việc quý khách không thể trả được nợ khi đến hạn phát sinh từ nguyên nhân khách quan (gia đình quý khách gặp khó khăn). Nếu quý khách không có dấu hiệu bỏ trốn, việc sử dụng khoản vay của quý khách đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, quý khách không lừa dối để chiếm đoạt số tiền còn lại phải trả cho công ty tài chính thì quý khách chưa có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Để giải quyết vấn đề của mình, quý khách liên hệ trực tiếp với chi nhánh của Công ty tài chính Home Credit để được hướng dẫn thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về mức lãi suất của hoạt động cho vay tín chấp, gọi: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tiền lãi từ khoản nợ ngân hàng có thể trả dần được không ?

Thưa Luật sư, em có vấn đề này muốn hỏi luật sư, luật sư giải đáp cho em với: Em có 2 khoản nợ của ngân hàng PPF:

1, Em mua trả góp điện thoại tháng nào cũng đóng lãi đúng hẹn nhưng đến tháng cuối cùng thì không có khả năng chi trả ?

2, Ngân hàng cho em vay 20 triệu nhưng em cũng chi trả được 3tháng, khoảng hơn 1 năm nay em không có khả năng chi trả, giờ ngân hàng vẫn điện. Em định mỗi tháng cố gắng trả mỗi hợp đồng 500 ngàn thì có được không ạ và có bị truy cứu trách nhiệm dân sự không?

Luật sư giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Tiền lãi từ khoản nợ ngân hàng?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Đối với trường hợp bạn mua điện thoại trả góp:

Theo Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo như quy định trên tại điều 466 bộ luật dân sự 2015 thì bạn sẽ phải trả nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ do vi phạm nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng

Trường hợp nếu như bạn không có khả năng trả được số tiền đó thì ngân hàng sẽ có thể tiến hành phát mại tài sản bảo đảm (nếu có) khi vay của bạn hoặc cưỡng chế kê biên tài sản nếu vẫn không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng.

2. Đối với trường hợp bạn vay ngân hàng

Thứ nhất: Nếu như vẫn chưa hết thời hạn vay tiền theo hợp đồng tín dụng có kỳ hạn (hợp đồng vay tiền) giữa bạn và ngân hàng thì:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo như quy định trên thì bạn sẽ không vi phạm nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng vì thời hạn trả nợ vẫn chưa hết. Tuy nhiên, đối với khoản tiền lãi thì bạn vẫn sẽ phải trả đủ cho ngân hàng bao gồm cả khoản tiền lãi trong khoảng thời gian từ năm 2012- 2014 khi bạn gián đoạn việc trả lãi và số lãi này sẽ phải tuân theo mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Thứ hai: Nếu hợp đồng vay tiền của bạn với ngân hàng là hợp đồng vay có kỳ hạn và đã hết hạn trả tiền cho ngân hàng

Trường hợp này giống với tình huống đầu tiên của bạn.

Thứ ba: nếu hợp đồng vay tiền của bạn với ngân hàng là hợp đồng vay không kỳ hạn

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên ngân hàng vào một thời gian hợp lý và phải thông báo trước và khi trả nợ bạn sẽ phải trả lãi (tuy nhiên, việc trả lãi chỉ bắt buộc phải thực hiện khi đến thời điểm trả nợ)

Tuy nhiên, do bạn có hoàn cảnh của bạn khó khăn nên bạn có thể làm đơn yêu cầu ngân hàng cho phép bạn được gia hạn nợ. Tuy nhiên, theo quy định tại quyết định 1627/QĐ-NHNN thì bạn sẽ phải có văn bản yêu cầu gia hạn trả nợ theo quy định tại điều 22 như sau:

“Điều 22. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ góc và lãi

1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc:

a) Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì tổ chức tín dụng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

b) Trường hợp khách hàng không trả nợ hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng 12 tháng, đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời hạn này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện.

2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi:

a) Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi.

b) Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.”

Trân trọng cảm ơn!

3. Cho vay với lãi xuất 0,7% khi ra Tòa có phạm tội gì không ?

Kính chào Luật sư của LVN Group! em có một vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp: em muốn hỏi là : em không đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ liệu có được lập hợp đồng cho cá nhân vay tiền hay không….và lãi xuất thực tế em cho vay 10 nghìn 1 đầu triệu một ngày nhưng khi ghi trong hợp đồng cho vay em chỉ ghi bằng lãi xuất bằng ngân hàng là 0,7 % thì khi ra pháp luật em có bị xét vào tội gì không ạ ?
Em xin cảm ơn!
Người gửi: P.H

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về lãi suất, gọi: 1900.0191

Luật sư trả lời:

1. Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ vào điều 463 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng cho vay tài sản:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Dựa vào quy định trên thì việc cho vay tiền hay vay một tài sản là sự thỏa thuận, tự do ý chí của bên cho vay và bên vay, ở đó các bên sẽ được quyền thỏa thuận số tiền vay, kỳ hạn trả nợ cũng như lãi suất.

Như vậy, nếu bạn không có đăng ký kinh doanh cầm đồ thì vẫn được phép cho người khác vay tài sản theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi tiến hành thực hiện hợp đồng cho vay thì bạn có quyền tính lãi suất nhưng không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của ngân hàng theo quy định tại điều 468 bộ luật dân sự 2015

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Nếu như bạn cho vay mà vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng thì phần vượt quá sẽ bị vô hiệu tức là không có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp này bạn cho vay với mức vay là 10.000đ trên 1 triệu một ngày. Có thể xác định là bạn đã cho vay vượt quá so với mức luật định là vượt quá 150% vì mức lãi xuất cơ bản của ngân là 9%/năm. Tính ra một ngày bạn thu lãi là 1% nhưng lãi của ngân hàng một ngày là 0.025%. Theo bộ luật dân sự thì bạn chỉ được thu không vượt quá 150% tức là một ngày bạn được thu lãi tối đa là 0.0375%.Nhưng trong hợp đồng là chỉ ghi mức lãi xuất là 0.7% nhưng thực tế bạn thu lãi là 1% một ngày.

Căn cứ Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Như vậy, giao dịch này của bạn nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ bị vô hiệu tuyết đối vì nó được đặt ra để che dấu một giao dịch khác. Khi đó hậu quả pháp lý sẽ là các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bên cho vay có nghĩa vụ trả lại cho bên vay khoản tiền lãi đã thu còn bên vay có nghĩa vụ trả lại số tiền đã vay cho bên cho vay

2. Về trách nhiệm hình sự:

Căn cứ vào khoản 1 điều 201 Bộ luật hình sự 2015

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để thỏa mãn dấu hiệu của tội vay nặng lãi phải thỏa mãn hai dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Như đã phân tích trên, Bộ luật dân sự cho phép tính lãi với mức cao nhất là 20%, nếu bạn cho vay vượt quá 5 lần mức lãi suất của 20% thì đã thỏa mãn một dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất “chuyên bóc lột” của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: Người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và tiền thu được từ việc phạm tội làm nguồn sống chính của mình.

Ở đây bạn đã cho vay lãi xuất là 360%/ năm, cao hơn 26.6% so với mức lãi suất mà tối đa bạn được phép thu theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Nếu cơ quan công an chứng minh được bạn thực hiện hành vi cho vay lãi cao này với nhiều người, và lấy tiền lãi làm nguồn sống chính thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

4. Tư vấn về việc chậm trả lãi suất tiền vay ?

Kính chào công ty luật LVN GROUP,Thưa Luật Sư : Em có vay tiền trả góp của công ty PPF với số tiền là 25.000.000 vnd với lãi suất 6,8% một tháng em phải đóng 2.568.000vnd trong vòng 18 tháng em phải trả hơn 46.000.000 vnd .
Em đã trả được 10 tháng với số tiền 25.680.000 vnđ tháng thứ 11 đó em bị tai nạn lao động phải đi viện nên em đóng lãi chậm vài ngày công ty phạt em 2.500.000 vnđ và bắt em phải đóng trong tháng đó là 4.168.000 vnđ và đe dọa em gửi đơn lên tòa án thu hối nợ và phạt em 30.000.000 vnđ gửi về địa phương nơi em cư trú để cảnh cáo ?
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về lãi suất, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1.Vấn đề lãi suất cho vay.

Do bạn không nêu rõ thời điểm vay, nhưng nếu xác định tại thời điểm hiện tại thì lãi suất ngân hàng nhà nước là 9% một năm tương đương 0,75% một tháng. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội cho vay lãi nặng:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xét về trường hợp của bạn là 6,8/0,75 =9,06 lần ,như vậy với điều kiện thứ nhất thì bên cho bạn vay với lãi suất chưa quá 5 lần theo quy định của pháp luật . Do đó không đủ cơ sở để cấu thành tội cho vay nặng lãi cho bạn . Tuy nhiên mức lãi suất công ty cho bạn vay đã vi phạm quy định khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự ,nên bạn có khởi kiện lên thì tòa có thể sẽ tuyên hợp đồng cho vay đó vô hiệu và sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản vay đó là 20% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.

2. Vấn đề đóng lãi chậm.

Theo điều 466 Bộ luật Dân sự quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp của bạn khi không thể thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với công ty về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ, gia hạn trả nợ… Hai bên có thể tự thương lượng với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích của hai bên.Tuy nhiên công ty đã phạt tiền bạn só tiền 2.500.000 vnđ , bắt ban phải đóng trong tháng đó là 4.168.000 vnđ và đe dọa bạn gửi đơn lên tòa án thu hối nợ và phạt em 30.000.000 vnđ gửi về địa phương nơi bạn cư trú để cảnh cáo với việc làm này của công ty là trái pháp luật .Theo quy định của pháp luật quy định trên thì khi tới hạn bạn không trả hoặc trả không đầy đủ thì bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ do đó khi chậm trả lãi thì bạn có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn theo lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền không được quá lãi suất ngân hàng nhà nước quy định ,nếu hợp đồng vay tiền không có thỏa thuận về việc phạt tiền khi bạn trả chậm lãi thì công ty không được phạt bạn 2500.000 cũng như phạt bạn 30.000.000 vnd gửi về địa phương để cảnh cáo.

Hơn nữa do bạn bị tai nạn nên mới trả chậm lãi chứ không có dấu hiệu của tội trốn tránh nghĩa vụ trả tiền nên bên công ty không thể kiện bạn ra tòa với căn cứ do bạn đóng chậm lãi được. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể làm đơn khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết cho bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Công ty tài chính cho vay với lãi suất cao thì giải quyết thế nào ?

Tháng 12 năm ngoái mình có được tư vấn khoản vay 20 triệu đồng với lãi xuất hơn 3%/tháng. Nhưng tính đến nay sau 5 tháng mình có gọi tổng đài fe kiểm tra và biết dc lãi xuất của mình hiện là 4,16%/ tháng tương đương 50%/ năm. Như vậy theo qui định của ngân hàng nhà nước thì lãi xuất quá cao như vậy có đúng với qui định không ạ ?
Rất mong luật LVN Group giúp đỡ!

Luật sư trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì Công ty tài chính là một trong số những hình thức hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất của công ty tài chính sẽ được áp dụng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng 2010 chứ không áp dụng theo mức lãi suất của Bộ luật dân sự 2015.

Cụ thể, điều 91 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về lãi suất, phí trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như sau:

Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Theo quy định trên thì tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Do đó, tại thời điểm khi bạn và công ty tài chính FE ký kết hợp đồng vay vốn với nhau mà bạn đồng ý với mức lãi suất mà công ty đưa ra thì mức lãi suất này không được coi là cho vay nặng lãi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group