1. Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền ?

Chào Luật sư của LVN Group, Em đang đi xe máy và em có thay bóng đèn pha thành bóng đèn gương cầu có ánh sáng màu trắng. Vậy em thay như vậy là có mắc lỗi thay đổi kết cấu của xe không. Và có mắc lỗi gì không?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group đã tư vấn giúp em!

Trả lời:

Điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
Do đó, hành vi này Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

2. Mức bồi thường khi ô tô gây ra nạn giao thông ?

Kính chào Luật sư! Tôi cần được tư vấn về trường hợp như sau: tôi bị tai nạn giao thông, do ô tô đâm phải; người điều khiển ô tô có mua bảo hiểm chủ xe cơ giới và đồng ý bồi thường. Thiệt hại về tài sản là 90 triệu đồng.

Tuy nhiên đã hơn 1 tháng tôi vẫn chưa thấy bồi thường, tôi hỏi người gây tai nạn thì họ nói rằng đã yêu cầu bảo hiểm nhưng chưa thấy bảo hiểm trả lời. Vậy tôi muốn hỏi, trường hợp này tôi được chi trả bao nhiêu tiền? Luật có quy định thời gian giải quyết không? Nếu người gây tai nạn không trả tôi có thể kiện công an để truy cứu hình sự không ?

Cảm ơn!

Trả lời:​

2.1. Mức bồi thường và thời hạn được bồi thường:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì chủ sở hữu/người vận hành phương tịên sẽ phải bồi thường những thiệt hại sau cho người bị thiệt hại:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Để tính toán số tiền bồi thường cụ thể, hai bên có thể thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì có thể yêu cầu đơn vị bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thay mình.

Cụ thể: theo Điều 5 của Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như sau:

1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Theo Thông tư thì mức bồi thường cho một vụ việc gây thiệt hại về tài sản được quy định là: “Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mụcđích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”

Thời hạn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường: nguyên tắc là người gây thiệt hại sau khi xảy ra sự kiện thiệt hại thì có trách nhiệm trong thời hạn 05 ngày phải gửi thông báo bằng văn bản và các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho doanh nghiệp bảo hiểm. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

Như vậy trường hợp này bạn có thể được bồi thường 100 triệu đồng; và trong thời gian gần một tháng; trường hợp này rõ ràng là doanh nghiệp bảo hiểm đang chậm chễ giải quyết. Bạn cần yêu cầu chủ phương tiện gây thiệt hại làm việc với doanh nghiệp bảo hiểm, đề nghị trả lời lý do của việc chậm trễ.

2.2. Trách nhiệm của chủ phương tiện nếu như không bồi thường

Đối với câu hỏi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không nếu như không bồi thường kịp thời, thì trường hợp này hành vi của người điều khiển phương tiện không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi của một người chỉ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (trường hợp: xâm phạm đến tài sản với giá trị thiệt hại tối thiểu là 100 triệu đồng trở lên); trường hợp của bạn thiệt hại là 90 triệu đồng nên chưa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, nếu trường hợp chủ phương tiện không thực hiện bồi thường, bạn có thể soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nơi người đó cư trú để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do gây thiệt hại tài sản người khác.

3. Ai có quyền điều tiết, phân luồng giao thông ?

Thưa Luật sư, Khi xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn xã Công an xã có được quyền điều tiết, phân luồng giao thông không ?
Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

khoản 9 Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008:

“9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Theo quy định Điều 11 Thông tư 12/2010/TT-BCA Quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã quy định:

Điều 11. Tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1. Công an xã có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa); tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã. Việc tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên.

2. Nghiêm cấm Công an xã tùy tiện đặt ra các quy định riêng trái với quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, gây khó khăn, cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, khi trên địa bàn xã có xảy ra tai nạn giao thông thì dẫn đến tình hình mất trật tự an toàn giao thông. Khi đó, công an xã sẽ tham gia phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Do đó, công an xã có quyền phân luồng giao thông để thực hiện việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

4. Ai có quyền dừng xe kiểm tra giấy tờ ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Hiện tại tôi được biết theo thông tư 01/2016 mới nhất. Công an giao thông có quyền dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ, tức là tôi hiểu mình đang đi trên đường, không cần biết có lỗi hay không thì Công an giao thông đều có quyền dừng xe lại và kiểm tra giấy tờ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định quyền hạn của cán bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ:

“Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.”

Nhưng không phải trường hợp nào cảnh sát giao thông cũng có quyền dừng phương tiện để kiểm tra giấy tờ, mà chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát trong những trường hợp sau:

“- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.” ( khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA)

Do đó, cách hiểu của bạn về quyền hạn của cảnh sát giao thông là chưa chính xác, bởi không phải trường hợp nào cảnh sát giao thông cũng được dừng phương tiện tham gia giao thông mà chỉ được dừng phương tiện tham gia giao thông trong 5 trường hợp trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group