Luật sư cho tôi hỏi:

1. Công ty tôi có được là thành viên đứng đầu liên doanh không?

Theo Mục 2: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Đối với nhà thầu liên doanh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên doanh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên doanh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên doanh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Vậy chiếu theo điều này thì Công ty tôi không đáp ứng được  nhưng Công ty tôi và Công ty B thì đạt yêu cầu.

Vậy nên xử lý thế nào? 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.0191

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật đấu thầu 2013

– NGHỊ ĐỊNH 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

Nội dung tư vấn:

1. Về thành viên đứng đầu liên danh

Căn cứ khoản 3 Điều 5 của luật đấu thầu 2013 quy định:

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Từ cơ sở pháp lý nêu trên, thì công ty bạn có thể làm thành viên đứng đầu liên danh. Nếu giữa các thành viên liên danh có văn bản thỏa thuận rõ thành viên nào là thành viên đứng đầu liên danh quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh cũng như trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu liên doanh

Về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu liên doanh được pháp luật quy định như sau:

Căn cứ khoản 1, điều 4 của Nghị định 37/2015 quy định về hợp đồng xây dựng.

Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

Để thực hiện hợp đồng xây dựng này Công ty bạn và Công ty B phải có văn bản quy định cụ thể về việc phân chia khối lượng công việc trong trong hợp đồng phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Các thành viên trong liên danh phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện.
Các thành viên liên danh có thể nộp phần bảo đảm trực tiếp cho bên giao thầu hoặc nếu có bảo đảm thì thành viên đứng đầu liên danh sẽ đứng ra nộp phần bảo đảm hợp đồng cho bên giao thầu, và các thành viên sẽ nộp cho thành viên đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng thành viên đó thực hiện.

Như vậy, chiếu theo quy định của pháp luật và điều kiện của hồ sơ yêu cầu được quy định ở Mục 2 thì  Công ty bạn phải có thỏa thuận với công ty B rõ về việc phần việc nào Công ty bạn có thể thực hiện được và phần nào công ty B có thể thực hiện được. Để đảm bảo các thành viên trong liên danh được thực hiện công việc đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động.

3. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

Điều 14 Luật đấu thầu 2013 quy định:

– Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

– Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

+ Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;

+ Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

– Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

+ Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

+ Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

+  Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ.

– Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:

+ Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;

+ Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.

– Các đối tượng và nội dung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

4. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

– Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

– Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

5. Các trường hợp hủy thầu

– Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

– Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email qua bài viết sau: Tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến qua điện thoại và qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Min Khuê