1. Nên để con ở với ai khi bố mẹ ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi và chồng sắp chia tay và tôi cũng sẽ kết hôn với một người đàn ông khác. Con gái của chúng tôi được 8 tuổi, tôi nên để cháu sống với bố như anh ấy mong muốn hay để cháu ở với tôi ?
Cảm ơn!

Nên để con ở với ai khi bố mẹ ly hôn ?

Nên để trẻ ở với ai khi bố mẹ ly hôn – Ảnh minh họa

Trả lời

Chào bạn,

Qua thư, tôi hiểu rằng bạn đang băn khoăn không biết sau khi ly hôn, nên để con gái sống với bố hay ở với mẹ thì sẽ tốt hơn cho cháu.

Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ rằng trong trường hợp này nên để con gái 8 tuổi của hai bạn ở với mẹ. Thứ nhất, ở tuổi này cho dù là trẻ trai hay gái thì vẫn cần sự chăm sóc của người mẹ hơn, ngay cả khi trẻ đã khá độc lập. Hơn nữa sau này khi lớn hơn, đặc biệt đến độ tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, con gái bạn cũng cần một người phụ nữ trưởng thành đồng hành cùng cháu, hướng dẫn cho cháu những gì cháu cần làm, người mẹ sẽ là người thực hiện điều này tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu mong muốn của con và xem xét nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau. Tránh gây ra xáo trộn quá nhiều trong cuộc sống của trẻ.

Trong một cuộc ly hôn, điều cần thiết là phải để trẻ hiểu rằng mặc dù cha mẹ có bất đồng nhưng cha mẹ vẫn tiếp tục cùng nhau nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhưng dù sao thì cuộc ly hôn vẫn gây đau buồn cho trẻ bởi trẻ không thể bên cạnh cả bố lẫn mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Dù ở với ai thì trẻ vẫn cần nhận được sự quan tâm của cả bố và mẹ. Chồng bạn sẽ không mất đi vị trí của anh ấy đối với con gái bạn, mặc dù “cha dượng” cũng giúp ích cho trẻ nhưng sẽ không thể thay thế được “cha đẻ” bởi con bạn cũng đã 8 tuổi, cháu biết phân biệt rất rõ và cũng có những kỉ niệm với cha. Bởi vậy, bạn cũng nên để cháu thường xuyên được gặp mặt, trò chuyện với bố. Cùng nhau thỏa thuận với chồng bạn về những gì liên quan đến con. Cần nói chuyện nhẹ nhàng, tránh cãi vã trước mặt trẻ.

Sau li hôn của cha mẹ, ít nhiều trẻ cũng tổn thương, tuy nhiên đứa trẻ vẫn có thể cảm thấy ổn và phát triển tốt nếu chúng nhận được sự quan tâm và thái độ cư xử phù hợp của người lớn.

Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho vấn đề của bạn!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

2. Tư vấn ly hôn khi không thể xác định được nơi cư trú của vợ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin Luật sư của LVN Group LVN Group cho tôi hỏi: Tôi và vợ ly thân đã được hai năm và tôi không xác định được vợ tôi đang cư trú ở đâu đã hai năm rồi nhưng tôi đưa đơn ra tòa thì tòa không nhận hồ sơ.

Tòa nói tôi xin giấy xác nhận vợ không có ở địa phương tôi đã xin nhưng không đến tòa lại yêu cầu về quê vợ xác minh nhưng tôi không có khẩu thường trú ở đó và không thể xác minh là vợ tôi đang ở đâu ? hoặc có ở đó hay không ?

Vậy tôi xin được tư vấn làm thế nào có thể ly hôn vì vợ tôi đang cố tình lẩn trốn làm khó tôi. Cô ta thì đang lang thang khắp nơi còn tôi thì không thể lập gia đình mới.

Tư vấn ly hôn khi không thể xác định được nơi cư trú của vợ ?

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 68, Bộ luật dân sự năm 2015 Tuyên bố một người mất tích

Điều 68. Tuyên bố mất tích
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Với anh đã bỏ đi hơn 2 năm, như vậy anh có quyền làm đơn đến tóa án nơi mà vợ anh cứ trú cuối cùng trước khi vợ anh bỏ đi, yêu cầu tòa án tuyên bố vợ anh mất tích với nội dung như sau:

Ngày, tháng, năm, viết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu, những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết; lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự đó; tên địa chỉ những người có lên quan; các thông tin khác mà người yêu cầu thấy cần thiết cần cung cấp; kèm theo là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết và chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.

Toà án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án; trong thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý, Toà án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo trong 4 tháng kể từ ngày thông báo đầu tiên).

Sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông báo Tào án sẽ mở phiên họp xét yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Sau khi tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích và quyết định đó có hiệu lực pháp lực, thì anh làm thủ tục ly hôn ra tòa án nơi vợ anh cư trú cuối cùng theo quy định tại khoản 2 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Với hồ sơ như sau:

1. Đơn xin ly hôn

2. Quyết định tuyên bố người mất tích của tòa án;

3. CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng (sao công chứng)

4. Đăng ký kết hôn bản chính. Nếu mất bản chính xin bản sao Đăng ký kết hôn, sao y bản chình từ Sổ hộ tịch tại UBND xã, phường nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn trước đây.

5. Bản sao Giấy khai sinh của các con.

6. Giấy tờ về tài sản như nhà đất, cổ phần, xe máy, xe ôtô…

Anh cũng có thể làm gộp thủ tục tuyên bố người mất tích và thủ tục ly hôn, theo quy định của Luât tố tụng dân sự, thì tòa án anh nộp đơn là tòa án nơi vợ anh cư trú cuối cùng, với hồ sơ như sau:

1. Đơn yêu càu tuyên bố mất tích và yêu cầu ly hôn với người mất tích

2. Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích cư trú cuối cùng

3. Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm người mất tích trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Đối vực khu vực Hà Nội là Đài phát thanh truyền hình Việt nam và Đài phát thanh truyền hình Hà Nội

4. CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng (sao công chứng)

5. Đăng ký kết hôn bản chính. Nếu mất bản chính xin bản sao Đăng ký kết hôn, sao y bản chình từ Sổ hộ tịch tại UBND xã, phường nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn trước đây.

6. Bản sao Giấy khai sinh của các con.

7. Giấy tờ về tài sản như nhà đất, cổ phần, xe máy, xe ôtô…

3. Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Thưa Luật sư, em có trường hợp muốn nhờ giải đáp. Em và chồng kết hôn được một năm nhưng chồng chơi bơi nhậu nhẹt. Bố chồng thì có những hành vi xàm sỡ em khi uống rượi em nói thì cả nhà đều không quan tâm và nói do rượu nhưng đã như vậy hai lần bây giờ e muốn ly dị và được nuôi con.

Nhưng chồng em luôn dọa sẽ bắt con. Em đã đi làm và có công việc ổn định, bà ngoại ở nhà chăm cháu và bé ở với em từ nhỏ tới lớn không được sự thăm nom gì từ phía kia, và nó luôn nói với em sẽ bỏ tiền ra giành quyền nuôi con cho em hỏi em phải làm gì để được nuôi bé?

Em xin cảm ơn!

– Đỗ Thị Thúy An

Trả lời

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bạn có yêu cầu giải quyết ly hôn thì phải có yêu cầu tới Tòa án để giải quyết ly hôn.

Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trong trường hợp của bạn không nói rõ là bé bao nhiêu tuổi nên, vì vậy có các căn cứ sau:

+ Thứ nhất, đối với con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ được ưu tiên quyền nuôi con. Chỉ khi mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con mới thuộc về bố (khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình). Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì bạn có đủ điều kiện nuôi con thì bạn hoàn toàn có quyền nuôi con.

+ Thứ hai, con từ 36 tháng đến 7 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên quyết định của tòa án dựa vào lợi ích mọi mặt của con.

Đê giành quyền nuôi con trong trường hợp này bạn phải chứng minh được khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục.

Khi xác định, Tòa án sẽ xem sét các yếu tố sau:

– Thu nhập hàng tháng của bạn: có thu nhập ổn định không? thu nhập có đảm bảo được nhu cầu tối thiều cho con hay không, như nhu cầu ăn, ở và học tập. Người không chứng minh được tình trạng tài chisng ổn định sẽ gặp bất lợi trong việc cạnh tranh quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu bạn không có tài chính tốt hơn người chồng thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người chồng mà con phải dựa vào các yêu tố khác.

– Chỗ ở ổn định.

– Môi trường sống, Con ở đâu sau khi ly hôn, con ở với ái, môi trường ở đó như thế nào, bạn có thể dành cho con những tiện nghi như thế nào, việc học hành di chuyển của con được đảm bao ra sao.

– Yếu tố tinh thần, Con của bạn được sống trong môi trường sống để đảm bảo sự phát triển toàn diện về tinh thần.

– Sức khỏe của người trực tiếp nuôi dưỡng.

– Đạo đức nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng. Đây là yếu tố quyết định quyền nuôi con.

Xem xét trường hợp của bạn thì bạn đang có ưu thế hơn khi giành quyền nuôi con, do bạn đã đi làm có thu nhập ổn định và có người nuôi dưỡng chăm sóc con. Còn đối với người chồng của bạn phải chứng minh được là người hay nhậu nhẹt không quan tâm tới gia đình và có những lời lẽ và hành vi đe dọa bạn, khi sống chung bố chồng của bạn không cư sử đúng mực cóa hành vi xàm sỡ, đây cũng là điều có lợi cho bạn khi giành quyền nuôi con. Bạn phải chứng minh được gia đình bên chồng bạn không quan tâm tới cháu.

+ Thứ ba là khi con đủ 7 tuổi trở lên, thì sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con để phân sử. Nếu người con quyết định một trong hai người thì cần có văn bản xác nhận.

Khi bạn giành được quyền nuôi con thì người chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn (Điều 82 luật Hôn nhân và gia đình) như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Sau khi ly hôn, người chồng có quyền thăm con mà không được ai cản trở. Người chồng của bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng cho com do cha và mẹ tự thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con đảm bảo những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành cho con. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc theo quý, theo năm. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 luật này.

4. Có thể nuôi cả hai con sau khi ly hôn không?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi có 2 cháu, cháu trai năm nay 4 tuổi, cháu gái 2 tuổi. Chồng tôi làm lái xe cho mỏ, lương trung bình 7tr/ tháng. Tôi làm kế toán doanh nghiệp tư nhân. Lương cũng tương đương như thế. Cho tôi hỏi là nếu 2 vợ chồng tôi ly hôn, tôi muốn nuôi cả 2 cháu được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.T.H

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào thỏa thuận của hai vợ chồng và điều kiện kinh tế, các yếu tố tinh thần nhất định. Cụ thể như sau:

– Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con, đồng thời thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con thì Tòa án tôn trọng thỏa thuận này.

– Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định, dựa trên các điều kiện vật chất (kinh tế, nơi ăn ở, nuôi dưỡng…) và các yếu tố tinh thần (tình cảm, văn hóa, giáo dục…) để có quyết định cuối cùng.

Về nguyên tắc, Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Như vậy, cháu bé 2 tuổi sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Để giành quyền nuôi con, bạn có thể cung cấp cho Tòa án các thông tin chứng minh thu nhập của bạn, nơi ăn ở, học tập của các con; tình cảm bạn dành cho con, thời giam yêu thương, chăm sóc, cách giáo dục con… Sau đó, Tòa án sẽ có quyết định cuối cùng.

5. Thủ tục ly hôn của hai vợ chồng như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Hiện tại vợ chồng tôi có làm thủ tục ly hôn gửi tòa án , tình trạng vợ chồng không nghiêm trọng lắm, trong trường hợp nào thì tòa án mới giải quyết cho vợ chồng tôi được ly hôn ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

– Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Thủ tục ly hôn thuận tình: Khi cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn

Nộp hồ sơ tại TAND cấp huyện nơi một trong hai người cư trú và làm việc.

Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Thời gian giải quyết: 1 đến 2 tháng

>> Như vậy, hai vợ chồng bạn có thể ly hôn thuận tình lên tòa án để công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group