với quy định nhưng dễ thực hiện) mong Luật sư của LVN Group hướng dẫn công ty cần làm thủ tục gì. Rất mong sự giúp đỡ của Luật sư của LVN Group và chờ hồi âm. Xin trân trọng cảm ơn.
Người gửi : A..k
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Với yêu cầu của bạn, đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group giải đáp như sau:
I. Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2014
– NGhị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 108/NĐ-CP sửa đổi nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2014
II. Nội dung trả lời
Luật doanh nghiệp 2014 quy định các đơn vụ phụ thuộc của doanh nghiệp bao gồm chi nhánh và văn phòng đại diện
– Chi nhánh làcó nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh của doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rất rộng, chi nhánh hoạt động dựa trên sự trao quyền của công ty, quyền này là không giới hạn. Chi nhánh có quyền có con dấu riêng, được phát hành hóa đơn..
– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vì vậy, văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh ví dụ như hoạt động xúc tiến thướng mại… mà không có chức năng trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh. Văn phòng đại diện có con dấu riêng.
Ngoài chi nhánh và văn phòng đại diện, công ty có thể thực hiện hoạt đông kinh danh tại địa chỉ khác trụ sở chính, nơi doanh nghiệp trực tiếp tiên hành hoạt động kinh doanh này gọi là địa điểm kinh doanh. Doanh nghiepj có thể có nhiều hơn 1 địa điểm kinh doanh, Luật doanh nghiệp và các Luật khác liên quan không hạn chế điều này của doanh nghiệp. Nếu như Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh (Khoản 2 Điều 33) thì tại Mục 9 Điều 1 Nghị định 108/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt địa điểm kinh doanh tại bất kỳ địa điểm nào trên phạm vi toàn quốc và phù hợp với quy định của các luật khác nếu có điều chỉnh.
Về hạch toán.
Hạch toán của các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bao gồm hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc
– Hạch toán độc lập có thể hiểu là đơn vị tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập chịu thuế, chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không liên quan đến hiệu quả kinh tế của công ty cũng như của các đơn vụ phụ thuộc khác cùng trong công ty. Phòng kế toán hay bộ phận kế toán của đơn vị phụ thuộc là một đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán
– Hạch toán phụ thuộc có thể hiểu là đơn vị phụ thuộc chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp cùng các số liệu của các đơn vị phụ thuộc khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ phận kế toán của doanh nghiệp là bộ phận kế toán của đơn vị phụ thuộc.
– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có con dấu riêng, không phát hành hóa đơn nên địa điểm kinh doanh không thể hạch toán độc lập được mà bắt buộc phải hạch toán phụ thuộc vào công ty.
Về thuế
Cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh do đều phát sinh hoạt động kinh doanh, đều phát sinh doanh thu, cùng có chức năng trực hiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nên đếu phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức thuế đóng cho cả hai đơn vị phụ thuộc này là 1.000.000 VNĐ / 1 năm.
Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, không có quy định về các hình thức phụ thuộc khác như nhà xưởng, nhà kho. Nhà xưởng, nhà kho có thể được dùng làm tên gọi của địa điểm kinh doanh ví dụ như: Địa điểm kinh doanh Xưởng sản xuất công ty cổ phần ABC….
Vì vậy, phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh, quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp bạn dự định thực hiện và tham khảo một số hướng dẫn của chúng tôi mà bạn có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình một hình thức đơn vị phụ thuộc phù hợp
Thủ tục lập địa điểm kinh doanh:
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư, nơi doanh nghiệp sự định đặt địa điểm kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở kế hoạch đầu tư có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về việc lập địa điểm kinh doanh này. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ, Sở kế hoạch tiến hành cấp Giấy chứng nhận lập địa điểm kinh doanh. Nếu từ chối, Sở kế hoạch trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp được biết và nêu rõ lý do
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Phạm Thị Nhung Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group