Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế. Đây là hành vi làm cho…
1. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chỉnh trị, kinh tế, lao động, giảo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thĩ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Đối với 02 người trở lên.3. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới. Hành vi này được quy định tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế. Đây là hành vi làm cho người khác không thể hoặc không dám tham gia vào các hoạt động này. Thủ đoạn phạm tội mà chủ thể sử dụng để cản trở được quy định có thể là:
+ Dùng vũ lực;
+ Đe dọa dùng vũ lực;
+ Uy hiếp tinh thần (dọa gây thiệt hại cho nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân…) hoặc
+ Thủ đoạn khác như buộc phụ nữ phải làm việc trong điều kiện môi trường tồi tệ hơn nam giới; không cho nam giới thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, biểu diễn hay đi học tập ở nước ngoài khi cùng điều kiện như nữ giới…
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế nhưng vẫn thực hiện.
2.4 Động cơ phạm tội
Điều luật quy định lý do mà chủ thể thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế là vấn đề “giới”. Vì lý do giới, thể hiện sự không tôn trọng quyền bình đẳng giới mà chủ thể thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ bị cản trở như vậy là vì họ là nam hoặc là nữ tùy thuộc vào định kiến đối với nam hay nữ.
Trước đây, BLHS năm 1999 chỉ quy định hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ vì khi Bộ luật này ra đời, đối tượng bị đối xử không bình đẳng giới chủ yếu là phụ nữ. BLHS năm 2015 quy định hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới nói chung là cần thiết vì thực tế hiện nay không chỉ có nữ mới là nạn nhân của hành vi phân biệt đối xử và điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới cũng như với Luật bình đẳng giới năm 2006.
2.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội như trường hợp người có thẩm quyền đã không cho người khác tham gia công tác quản lý hoặc các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ V.V.. mặc dù họ có đủ uy tín, năng lực, phẩm chất…
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội xâm phạm quyền bình đẳng giới ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.
– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường họp phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới có 02 nạn nhân trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của cồng dân
được quy định thế nào?
Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của cồng dân được quy định tại Điều 167 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của cồng dân1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vỉ phạm hành chính về một trong các hành vỉ này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
3.1 Bình luận tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của cồng dân?
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; khoản 2 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
3.2 Dấu hiệu chủ thể cùa tội phạm
Chủ thể của tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Hành vi này được quy định tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
3.3 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là:
+ Hành vi cản trở người khác thực hiện quyển tự do ngôn luận là: Hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được quyền hợp pháp của công dân là tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước.. .;
+ Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền tự do báo chí là: Hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in, phát hành báo in…;
+ Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền tiếp cận thông tin là: Hành vi làm cho người khác không thể đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin về những chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin những vấn đề cấp thiết, gắn liền với cuộc sống hằng ngày…;
+ Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền biểu tình là: Hành vi làm cho người khác không thể thực hiện được quyền hợp pháp của mình…
Thủ đoạn phạm tội khi thực hiện các hành vi nêu trên được luật quy định có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác như cố tình chậm trễ trong việc công bố thông tin, khống tạo điều kiện cho người khác thực hiện các quyền nêu trên…
Ở đây cần chú ý, nạn nhân của tội phạm này phải là người có các quyền nêu trên vì quyền của công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, không phải mọi trường hợp, mọi thời điểm công dân đều có quyền này.
3.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức. Đây là trường họp đồng phạm xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn này khi thực hiện hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.
– Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp phạm tội mà quy mô, hậu quả của tội phạm phản ánh tính chất xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cưomg xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào các cấp chính quyền trong việc giữ ổn định trật tự, an toàn xã hội…
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group