Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Chào Luật sư, tôi đang gặp phải một vấn đề như thế này: Năm 2013 tôi có vay vốn ngân hàng và thế chấp bằng tài sản là nhà đất mang tên vợ chồng tôi. Do tôi kinh doanh thua lỗ nên hiện không có đủ khả năng để trả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Hôm trước tôi có nhận được thông báo của bên Ngân hàng về việc thu giữ, niêm phong tài sản của tôi. Theo tôi được biết Ngân hàng muốn thu giữ bán đấu giá nhà đất của tôi thì phải khởi kiện lên Tòa án, khi có bản án của Tòa thì yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp. Việc Ngân hàng ra quyết định thu giữ niêm phong tài sản của tôi như vậy có đúng hay không? Mong nhận được giải đáp của Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015

– Nghị quyết 42/2017/QH14

1. Quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm

1.2 Xử lý tài sản bảo đảm là gì?

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có quy định về nhiều phương thức khác nhau và cho phép bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn một trong các phương thức đó để xử lý tài sản như: Tự nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ; tự bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba; yêu cầu bán đấu giá tài sản. Vì vậy, một cách chung nhất, có thể đưa ra khái niệm về xử lý tài sản bảo đảm như sau:

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một ttong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

1.2 Quy định pháp luật

Về việc xử lý tài sản thế chấp, Bộ Luật dân sự 2015 có quy định các phương thức xử lý tài sản thế chấp như sau:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Căn cứ vào quy định trên, việc ngân hàng có được quyền bán đấu giá tài sản thế chấp hay không phụ việc vào việc trên hợp đồng thế chấp các bên có thỏa thuận được về việc phương thức xử lý tài sản thế chấp đó là Ngân hàng bán đấu giá tài sản. Bạn lúc đầu đồng ý, sau đó không đồng ý hoặc không đồng ý về một số vấn đề, thì ngân hàng cũng không xử lý được tài sản. Trường hợp này được coi là có tranh chấp và Ngân hàng phải nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để có bản án, quyết định của Tòa án, sau đó đề nghị Cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp.

Về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của Ngân hàng, căn cứ Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực vào ngày 15/08/2017 quy định thì:

“Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này”.

Với quy định nêu trên, Ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm mà không cần phải thông qua tòa án để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên Ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện mà Ngân hàng khi tiến hành thu giữ tài sản

2. Các điều kiện để Ngân hàng tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm

Thứ nhất, xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; và trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Thứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật.

Thứ ba, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật.

Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền; không đang bị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Nghị quyết.

Khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, Ngân hàng phải công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ cho bên bảo đảm và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Căn cứ vào quy định trên, bạn cần xem xét kỹ trong hợp đồng thế chấp có nội dung thỏa thuận về việc các bên đồng ý cho Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hay không. Nếu có thì việc  Ngân hàng thu giữ tài sản của bạn là có căn cứ.

3. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo trình tự sau:

– Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bào đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (trong trường hợp đã đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong văn bản này phải nêu rõ các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm;

+ Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm;

+ Loại tài sản bảo đảm sẽ xử lý;

+ Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm.

– Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Trong trường hợp tài sản bảo đảo đang do bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ thì bên xử lý tài sản thông báo bằng văn bản cho một trong những người này về việc yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.

Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản có trách nhiệm:

+ Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

+ Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, càn thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

+ Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đổi, cản trở, gây mất an ninh, trật tự noi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì bên xử lý tài sản có quyền yêu cầu uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

– Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm

Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.

Các bên phải thoả thuận về giá tài sản bảo đảm bị xử lý tại thời điểm xử lý tài sản và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản. Trường hợp các bên không thoả thuận được về giá tài sản bảo đảm thì bên xử lý tài sản bảo đảm thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá và quyết định giá xử lý tài sản theo giá mà tổ chức chuyên môn đưa ra hoặc theo giá quy ‘ định của nhà nước (nếu có).

5. Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

– Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

– Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.

– Tàii sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group