1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Quốc hội) quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. nông thôn, ngân hàng ngoại thương…
Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước trong hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế, xã hội và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Vào hậu kì của chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã thắng lợi trong cuộc đấu tranh nhằm thiết lập trật tự thu, chi của quốc gia tách bạch với các khoản thu, chỉ của gia đình vua, chúa phong kiến còn mang tính độc đoán của cá nhân vua, chúa quyết định, ngân sách cũng chưa có dự toán, chưa có niên độ, không có luật pháp điều chỉnh và việc thiết lập chế độ thuế khoá phải có sự chấp thuận của cơ quan dân cử. Từ đó. ở các nước sử dụng thuật ngữ “ngân sách nhà nước” để chỉ việc thu, chỉ của Nhà nước. Các khoản thu, chỉ của Nhà nước ghi trong bản dự trù (dự toán ngân sách) được thể hiện bằng số tiền cụ thể, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thì có giá trị bắt buộc thực hiện. Do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sự mở rộng nội dung quản lí nhà nước, nhà nước tư sản phát triển ngân sách nhà nước, theo đó mở rộng và tăng cường việc quản lí nhà nước và quản lí tài chính, thực hiện việc dự toán và quân lí phù hợp. ở Việt Nam, Luật ngân sách nhà nước đầu tiên được ban hành năm 1996 đã xác định: ngân sách là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong năm… Ngân sách nhà nước được hình thành từ mọi khoản thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của Chính phủ, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyển địa phương có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngân sách cấp dưới là một bộ phận của ngân sách cấp trên. Khoảng thời gian thực hiện thu, chỉ ngân sách theo bản dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định gọi là năm ngân sách. Năm ngân sách phổ biến ở tiên nước là mười hai tháng.
2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
– Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước. Khái niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được hiểu là tất cả các nguồn tiền được huy động cho nhà nước; còn “chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời tạo thế cân bằng trong thu chi, tạo sự chủ động trong hoạt động của ngân sách nhà nước.
– Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán đ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về nhà nước, nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.
– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…
– Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào cũng đều có quyền ban hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng bức của các khoản thu ngân sách không hề mang ý nghĩa tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng về kinh tế – xã hội của mình.
3. Chức năng của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có chức năng vô cùng quan trong trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Chức năng của ngân sách nhà nước thể hiện chủ yếu qua 04 mặt như sau:
a) Ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.
b) Ngân sách nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội
Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân.
c) Ngân sách nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội
Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằng hợp lý, làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng một cách kịp thời hiệu quả. Thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu. Nhà nước sẽ thực hiện được các mục tiêu trên.
d) Ngân sách nhà nước có chức năng điều chỉnh kinh tế
Chính sách ngân sách nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của chính sách kinh tế – xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái người ta thường khuyến cáo dùng chính sách tài khoá kích cầu bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công, từ đó làm tăng khối lượng sản xuất xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, trong điều kiện mở cửa thì chính sách tài khoá kích thích sẽ tạo nên phản ứng dây chuyền: chính sách tài khoá kích thích nới lỏng với mục đích tăng tổng cầu, mức lãi suất trong nước tăng, giá đồng nội tệ tăng, thuần xuất khẩu giảm, tổng cầu giảm. Như vậy, trước mắt chính sách tài khoá có thể kích thích tổng cầu có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng về lâu dài lại kìm hãm chính quá trình tăng trưởng. Đòi hỏi các nhà hoạch địch chính sách tài chính nói chung và chính sách tài khoá nói riêng phải tính đến việc sử dụng công cụ ngân sách nhà nước một cách thích hợp trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế.
Bốn chức năng nói trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô
4. Ý nghĩa (vai trò) của ngân sách nhà nước
* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
– Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.
– Đảm bảo an ninh, quốc phòng.
* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.
– Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.
– Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả thị trường và chống lạm phát.
Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi…
– Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.
* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.
– Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
– Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách…
5. Các nguồn thu, chi ngân sách nhà nước
Những nguồn chính của thu NSNN gồm:
- Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)
- Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.
- Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)
- Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:
- Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…
- Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm.
- Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
- Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…