Mong Luật sư tư vấn để tôi được biết! Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi:1900.0191 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn 1 số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBX

Nội dung tư vấn:

Điểm 3 Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể như sau: “Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

Theo quy định này, sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 mà sức khoẻ người lao động nữ còn yếu thì trong thời hạn 60 ngày tính từ thời điểm người lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con, người lao động nữ được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản. Người lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản sẽ được nghỉ dưỡng sức và được nhận tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.Thời gian và mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định tại Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. 

Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đủ điều kiện hưởng dưỡng sức sau thai sản theo quy định của pháp luật, do đó bạn có quyền được nhận tiền hưởng dưỡng sức theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty không làm ảnh hưởng đến việc bạn được hưởng tiền hưởng dưỡng sức bởi lẽ bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản nên bạn có quyền được nhận tiền dưỡng sức sau thai sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động.