Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội về thời gian hưởng chế độ khi khám thai :

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.  

Như vậy, trong thời gian mang thai, bạn được nghỉ để đi khám thai năm lần, mỗi lần 1 ngày làm việc không kể nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội : “Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

Như vậy từ quy định trên bạn có thể nghỉ làm đi khám thai 5 lần vào 5 ngày làm việc và bạn vẫn được hưởng 100% mức lương bình quân, tiền lương trong những ngày bạn khám thai sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả chứ công ty không phải chi trả tiền lương cho chị trong những ngày này nữa.

3. Chế độ khám thai cho lao động nữ

Căn cứ theo Luật BHXH 58/2014; Quyết định 636/QĐ, Trong thời gian mang thai, nữ giới sẽ được đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày, trong trường hợp cơ sở y tế ở xa hoặc thai nhi có biểu hiện bệnh lý hoặc có những dấu hiệu không bình thường thì được phép nghỉ 2 ngày/1 lần khám thai. Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc.

Mức tiền được hưởng:

– Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Trường hợp chưa đủ 6 tháng đóng BHXH thì Mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng BHXH.

4. Quy định mức tiền bảo hiểm chi trả khi khám thai định kỳ

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mà mức hưởng sẽ tuân theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị”.

Trường hợp đi khám thai không nhằm mục đích điều trị sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả viện phí.

5. Tư vấn về chế độ khi khám thai

Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội có ý nghĩa đối với người phụ nữ trong quá trình mang thai, đặc iệt là chế độ khi khám thai. Để người lao động nữ được đảm bảo sức khỏe của mình cũng như của thai nhi tốt trước khi sinh, trong quá trình lao động, người lao động nữ được quyền được nghỉ để đi đến các cơ sở khám chữa bệnh để khám thai. Các ngày nghỉ của người lao động được bảo hiểm xã hội chi trả trong chế độ thai sản của họ. Tuy nhiên, có nhiều người lao động nữ không biết đến chế độ khi khám thai này nên quyền lợi về chế độ này họ không được hưởng. Như vậy, người lao động nữ bị thiệt thòi về quyền lợi của mình.

Kính gửi công ty Luật LVN Group. Nhờ giải đáp giúp tôi về việc nghỉ chế độ khi khám thai như sau: Tôi đang làm việc tại một công ty và có đã đóng bảo hiểm được 2.5 năm. Hiện tại tôi đang mang thai và tôi cũng được biết phụ nữ mang thai được hưởng 5 ngày nghỉ để khám thai trong suốt quá trình của thai kỳ.

Vì công việc, cộng với xa nhà nên tôi không đi khám thai đúng tuyến bảo hiểm như đã đăng ký mà chỉ đi khám ở những phòng khám đa khoa gần nhà và khám ngoài giờ. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi tôi khám như thế thì có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp 5 ngày cho việc khám thai không? pháp luật quy định thế nào mong giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.

Trả lời

Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

” Điều  29. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Theo như chị trình bày, trường hợp của chị sẽ được hưởng chế độ khi khám thai; số ngày nghỉ việc để đi khám khai là 5 lần (tương ứng với 5 ngày làm việc); trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai ( tương ứng với 10 ngày làm việc).

Hồ sơ để được hưởng chế độ bao gồm:

–       Sổ bảo hiểm xã hội;

–       Xác nhận của  cơ sở y tế nơi chị đã khám;

–       Chứng minh thư nhân dân bản sao ( có chứng thực).

Nếu có đủ căn cứ như trên, chị sẽ được hưởng 100% tiền lương, tiền công trong những ngày “ làm việc” mà chị nghỉ phục vụ việc khám thai.

Chị trình bày, chị không khám thai tại cơ sở ý tế đăng ký bảo hiểm y tế lần đầu; mà khám thai tại phòng khám đa khoa tư và khám ngoài giờ. Cơ sở y tế ở đây không bắt buộc phải là cơ sở y tế nơi chị đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mà chị có thể xin xác nhận tại bất kỳ cơ sở y tế nào.

Tuy nhiên, thời gian khám chữa bệnh tại cơ sở y tế phải trong giờ “ làm việc”  (giờ hành chính của công ty) thì chị mới được hưởng chế độ khám thai trên.

Chị khám ngoài giờ, về nguyên tắc thì thời gian này không phải thời gian làm việc để tính hưởng tiền lương, tiền công; chị vẫn đi làm thì đương nhiên chị vẫn được hưởng tiền lương, tiền công nên sẽ không được hưởng chế độ khám thai như chúng tôi phân tích ở trên.

Tôi được biết trong thời kỳ mang thai, người lao động nữ được nghỉ 05 ngày để khám thai mà vẫn được hưởng nguyên lương.  Vậy xin Luật sư của LVN Group cho biết phần lương này là do doanh nghiệp trả hay người lao động trả. Doanh nghiệp cần lưu những loại hồ sơ giấy tờ gì?

Em chân thành cảm ơn!

Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai đối với lao động nữ mang thai như sau:

Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, trong thời gian mang thai, lao động nữ mang thai được nghỉ để đi khám thai năm lần, mỗi lần 1 ngày làm việc không kể nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần. 

Mức hưởng lương trong trường hợp này được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày

Căn cứ quy định trên bạn có thể nghỉ làm đi khám thai 5 lần vào 5 ngày làm việc và bạn vẫn được hưởng 100% mức lương bình quân, tiền lương trong những ngày bạn khám thai sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả.

Về hồ sơ, điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Theo quy định trên, để được hưởng chế độ khi đi khám thai thì bạn sẽ phải có giấy ra viện nếu điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

Cụ thể, Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định:

2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.2.1. Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.

b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Như vậy, đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ người lao động và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải lập Danh sách 01B-HSB và nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật LVN Group!

Tham khảo bài viết liên quan:

– 5 ngày khám thai không được hưởng do khám phòng khám tư nhân?

– Hưởng chế độ nghỉ khám thai 2 ngày/lần khám hay không ?

– Tư vấn chế độ đi khám thai ngoài giờ ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Lao động