1. Nghỉ lễ hay nghỉ phép năm công nhân có được hưởng tiền ăn không ?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group. Khi nghỉ lễ hay nghỉ phép năm công nhân có được hưởng tiền công và tiền ăn không ? Ví dụ em đang làm ở 1 công ty, bình thường các năm trước thì ngày nghỉ lễ công ty vẫn trả lương. Ngày đó bao gồm tính cả tiền ăn,nhưng ra tết năm 2017 công ty lại quy định lại là công nhân chỉ nhận được tiền lương thôi không có tiền ăn nữa. Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi điều này có đúng không ?

Mong có phản hồi sớm. Xin cảm ơn.

Nghỉ lễ hay nghỉ phép năm công nhân có được hưởng tiền ăn không ?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về chế độ nghỉ phép năm, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Pháp luật có quy định về ngày nghỉ phép năm và ngày nghỉ lễ là những ngày nghỉ có hưởng lương như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy những ngày nghỉ việc này của công nhân được hưởng tiền công. Căn cứ tính tiền lương trong những ngày này thì được tính tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau :

“Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”

Như vậy hiện nay đối với tình huống này của bạn pháp luật chỉ có quy định về cách tính tiền lương trong những ngày nghỉ phép, lễ tết mà chưa đề cập đến vấn đề trợ cấp tiền ăn ca được tính như thế nào. Trên thực tế việc có được tính trợ cấp ăn trong những ngày nghỉ này hay không phụ thuộc sẽ phụ thuộc vào quy định của công ty. Quy định này có thể được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của người lao động.

>> Bài viết tham khảo thêm: Quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm cho người lao động?

2. Cách tính ngày nghỉ hàng năm tăng lên theo thâm niên ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Tôi đã làm việc cho công ty A được 10 năm thì chuyển công tác sang một công ty khác. Tại công ty mới chuyển đến này tôi làm việc được 3 năm, khi tính số ngày phép trong năm cho tôi công ty không tính tới 10 năm công tác tại cty A ban đầu cho tôi (phải cộng thêm 02 ngày phép) mà chi cho phép tôi nghỉ 12 ngày. Xin Luật sư của LVN Group cho biết cách tính như vậy có đúng không?

Xin cảm ơn!

Cách tính ngày nghỉ hàng năm tăng lên theo thâm niên ?

Luật sư tư vấn luật lao động về xác định thâm niên, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Vấn đề nghỉ hàng năm của người lao động được quy định rõ tại Điều 111, Bộ luật lao động số 2019

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Theo đó thì thâm niên làm việc được tính khi bạn làm việc cho một người sử dụng lao động, vì vậy người sử dụng trong trường hợp của bạn tính đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn giải quyết chế độ nghỉ phép hàng năm ?

3. Cách trả lương cho người lao động khi đi làm vào ngày nghỉ hằng năm ?

Chào Luật sư của LVN Group công ty luật LVN Group, tôi có thông báo: sẽ bố trí lịch nghỉ 01 ngày phép vào một ngày cố định (ngày A) cho toàn bộ cán bộ công nhân trong công ty. Tuy nhiên, do yêu cầu công việc phải đi đón khách vào 10h đêm ngày A, nên công ty bố trí 01 lái xe đi làm từ 20h00 đến 23h00 ngày A.

Phương án tính trả lương được đặt ra như sau: Phương án 1: vẫn trừ 01 ngày phép và tính số tiếng đi làm ( từ 20h00-23h00) là số giờ đi làm vào ngày phép. Phương án 2: không trừ 01 ngày phép và tính số giờ đi làm ( từ 20h00-23h00) là số giờ đi làm thêm vào ngày thường công ty sẽ bố trí cho người lao động nghỉ phép vào ngày khác. Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group là công ty tôi sẽ phải trả lương cho lái xe trong ngày này như thế nào cho đúng luật ?

Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Cách trả lương cho người lao động khi đi làm vào ngày nghỉ hằng năm ?

Luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo cho người lao động được nghỉ không phải làm việc trong những ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý hoặc trong một số trường hợp đặc biệt liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài sản, tính mạng con người do thiên tai, hỏa hoạn…thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào (Điều 106; điều 107-BLLĐ năm 2012). Và người sử dụng lao động/doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo quy định của Bộ luật lao động. Đối chiếu vào trường hợp của công ty bạn, thấy rõ ràng 02 phương án được đưa ra: Phương án 1 là tính thời giờ làm thêm của người lao độngvào ngày nghỉ và phương án 2 là bố trí một ngày nghỉ khác. Như vậy, với hai phương án trên đều phù hợp với quy định của pháp luật và vấn đề tiền lương cho người lao động trong hai phương án được tính như sau:

– Phương án 1:Tiền lương cho ngày A = Tiền lương ngày nghỉ được hưởng lương (nếu có) + Tiền lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ =2 x Tiền lương 1 giờ của ngày làm việc bình thường x 300% (áp dụng đối với trường hợp làm thêm giờ vào ngầy nghỉ, ngày lễ có hưởng lương) + [Tiền lương 1 giờ của ngày làm việc bình thường x 300% x 20% (áp dụng cho làm thêm giờ 1 giờ vào ban đêm)]

– Phương án 2: Do người lao động được bố trí nghỉ bù ngày nghỉ cho nên lương của người lao động chỉ gồm lương làm thêm giờ từ 20 giờ tới 23 giờ.

Tiền lương cho ngày A = (2 x Tiền lương của 1 ngày làm việc bình thường x 150%) + (Tiền lương của 1 ngày làm việc bình thường x 150% x 20%).

Từ hai phương án trả lương nhận thấy như sau: Dù ngày thứ 7 mà công ty bố trí cho toàn thể nhân viên nghỉ có hưởng lương hay không có hưởng lương thì phương án 1 sẽ mang lại cho người lao động nhiều lợi ích hơn. Mặc dù công ty bạn có thể lựa chọn một trong hai phương án nhưng dưới góc độ tư vấn viên chúng tôi hy vọng công ty bạn sẽ lựa chọn phương án 1 nhằm khuyến khích người lao động.

4. Cộng gộp ngày nghỉ hằng năm trong hai năm liên tiếp ?

Thưa Luật sư. Xin Luật sư cho tôi hỏi rằng nếu năm nay tôi chưa nghỉ phép thì sang năm kế tiếp tôi có được gộp ngày nghỉ phép của 2 năm lại không và có văn bản nào hướng dẫn không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cộng gộp ngày nghỉ hằng năm trong hai năm liên tiếp ?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Bộ luật lao động số 2019quy định:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 và 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động.

Như vậy bạn muốn cộng nối ngày nghỉ hằng năm trong hai năm liên tiếp thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đi làm vào ngày nghỉ phép năm thì có tính lương ngoài giờ không ?

5. Quy định về vấn đề nghỉ hằng năm ?

Xin hỏi thời gian nghỉ phép năm không sử dụng hết thì có được thanh toán không? Điều luật nào quy định việc thanh toán này là bắt buộc. Nếu công ty không thanh toán thì có vi phạm luật không? Nếu muốn chuyển ngày phép chưa nghỉ trong năm qua cho năm kế tiếp thì thời hạn có thể sử dụng cuối cùng là trong vòng bao nhiêu tháng? Điều luật nào quy định khoản này ?

Mong Luật sư giúp đỡ cho người lao động.

Quy định về vấn đề nghỉ hằng năm?

Luật sư tư vấn luật lao động về phép năm, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào quy định tại điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ cho người lao động như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ

Như vậy, vì một lý do nào đó mà anh không nghỉ đủ số ngày phép của mình thì anh sẽ được thanh toán bằng tiền trong những ngày chưa nghỉ. Nếu như anh có nhu cầu thành toán nhưng người sử dụng lao động không thanh toán cho anh thì anh có quyền làm đơn khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án vì họ đã thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật bắt buộc phải làm.

Liên quan đến việc cộng dồn ngày nghỉ phép thì anh sẽ được cộng dồn không quá ba năm theo quy định tại điều 111, khoản 3 Bộ luật lao động 2019 nhưng anh phải thỏa thuận với người sử dụng lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thời gian được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương ?

Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ quyền lợi của người lao động liên quan đến chế độ nghỉ hằng năm. Mọi ý kiến thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 1900.0191 để được tư vấn chi tiết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group.