1. Nghỉ quá 5 ngày liên tiếp không phép có bị công ty sa thải không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư cho em hỏi em nghỉ quá 5 ngày liên tiếp không phép và bị công ty sa thải và không trả lương. Vậy Luật sư cho em hỏi như vậy là đúng hay sai và em có được lấy lương không ạ ?
Em cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Về căn cứ áp dụng hình thức sa thải

Theo Điều 125 Bộ Luật lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Và Theo Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP,

Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:

a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;

b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Căn cứ theo quy định nêu trên và theo thông tin bạn cung cấp bạn nghỉ quá 5 ngày liên tiếp, không xin phép nếu bạn không có lý do chính đáng thì công ty có quyền sa thải bạn.

Thứ hai, Về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Về việc xử lý kỉ Luật lao động đối với bạn sẽ được công ty thực hiện theo trình tự thủ tục nêu trên.

Thứ ba, Về quyền lợi người lao động được hưởng sau khi bị sa thải

Theo Khoản 2,3 Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Và theo Điều 113 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ

Theo quy định nêu trên, khi bị công ty sa thải bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

+ Công ty phải thanh toán đẩy đủ tiền lương cho những ngày bạn đi làm đúng quy định từ 7 đến 30 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định sa thải.

+ Phải hoàn thành các thủ tục hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà đã giữ của bạn

+ Nếu bạn chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì bạn sẽ được công ty thanh toán tiền lương bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, Theo phân tích trên bạn nghỉ quá 05 ngày liên tiếp không xin phép nếu bạn không có lý do chính đáng công ty sa thải bạn là đúng, Tuy nhiên việc công ty không trả lương cho bạn là sai vì theo quy định tại Điều 47 và Điều 114 Bộ Luật lao động khi công ty sa thải bạn thì công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Có được sa thải người lao động đang bi tạm giam ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Người lao động bị cơ quan điều tra tạm giam thì công ty có quyền sa thải không ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo điều 125 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động trong các trường hợp sau đây:

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra về việc người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc… người sử dụng lao động không được phép sa thải người lao động. Trong trường hợp này người sử dụng lao động có thể áp dụng biện pháp tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động như sau:

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Người lao động ngủ trong giờ làm việc công ty sa thải thì có đúng không?

Thưa Luật sư của LVN Group! Hiện em đang làm ở cty 100% vốn đầu tư nước ngoài, gần đây công ty em có 3 người công nhân đi làm ca đêm từ ngày 19/07 đến 21/07 và ngủ trong giờ làm việc liên tếp 3 ngày. Ngày đầu tiên chủ quản có gọi điện cho tổ trưởng để nhắc nhở còn 2 ngày sau không thông báo gì, đến ngày 27/07 xưởng trưởng có gửi cho nhân sự bản báo cáo ưu khuyết điểm hình thức xử phạt là sa thải 3 người này chiều 15h30 ngày 27/7 nhân sự gọi 3 người này vào và thông báo cho nghỉ bắt đầu từ ngày 28/07.
Cho em hỏi sa thải như vậy có đúng luật chưa nếu chưa đúng thì cần làm gì cho đúng ag. hiện em đang rất cần được tư vấn ạ ?
Mong có hồi âm sớm của Luật sư của LVN Group. Em xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về sa thải người lao động do ngủ trong giờ làm việc có đúng không?

Luật sư tư vấn Luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Về lý do sa thải:

Điều 125 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:

Về căn cứ sa thải

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, người lao động (NLĐ) chỉ bị sa thải khi : Có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Trường hợp của bạn đã nêu 3 người công nhân kia có hành vi ngủ trong giờ làm việc không thuộc các căn cứ để Công ty bạn áp dụng hình thức xử lý kỉ luật là sa thải. Do đó, công ty bạn ra quyết định sa thải đối với họ là không đúng theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục sa thải:

Điều 122 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Bên cạnh đó Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP cũng có quy định:

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

5, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Theo đó, trước khi ra quyết định sa thải thì NSDLĐ phải tiến hành cuộc họp xử lý kỉ luật có sự tham gia của NSDLĐ, NLĐ, và đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Cuộc họp xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp và phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự và sau đó người giao kết hợp đồng lao động sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật. Tuy nhiên trong trường hợp này công ty bạn đã không tiến hành theo đúng thủ tục trên mà chỉ cho xưởng trưởng gửi cho nhân sự báo cáo ưu khuyết điểm và hình thức xử phạt là sa thải sau đó gọi họ vào và thông báo cho nghỉ việc. Do đó, công ty đã tiến hành sa thải công nhân không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật thì việc sa thải phải do người giao kết hợp đồng ra quyết định chứ không phải xưởng trưởng hay ban nhân sự như trường hợp của bạn đã nêu ( trường hợp ủy quyền chỉ có quyền áp dụng hình thức khiển trách chứ không được áp dụng hình thức sa thải) . Do đó, người ra quyết định trong trường hợp này đã sai thẩm quyền.

Tóm lại, việc sa thải ba công nhân do ngủ trong giờ làm việc của công ty bạn là không đúng theo quy định của pháp luật về thẩm quyền, căn cứ, trình tự thủ tục. Do đó, công ty bạn sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ với người lao động theo quy định tại Điều 49 Bộ luật lao độngvề Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Thắc mắc vấn đề kỷ luật sa thải của Công ty đối với người lao động?

Xin chào Luật LVN Group, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em là lái xe taxi của Công ty taxi Mai Linh. Khoảng giữa tháng 6 vừa qua, em có chụp hình cùng với nhân viên của Công ty ứng dụng Grab taxi. Trong quá trình chụp hình có sử dụng chiếc xe taxi của Công ty Mai Linh mà em đang chạy trong ca làm của mình và có cho nhân viên Công ty Grab taxi gắn tấm biển quảng cáo vào phía sau 2 ghế trước của xe.

Do em có chuyện gia đình phải về quê Thái Bình phụng dưỡng mẹ già gần 70 tuổi nên ngày 10/7/2014 em đã viết đơn xin nghỉ việc gửi lên Công ty. Đến ngày 18/7 thì đội trưởng của đơn vị em gọi lên văn phòng làm việc do liên quan tới tấm hình trên facebook mà em đã chụp cùng nhân viên Grab taxi trước đó. Công ty Mai Linh đưa ra kết luận: em đã vi phạm nội qui tự ý cho dán đề can quảng cáo mà chưa được sự đồng ý của Công ty, phải viết bản kiểm điểm và phạt 300.000 nghìn đồng. Sau đó cho em về mà chưa có quyết định phạt. Đến ngày 29/7 thì điều hành bãi nói em lên Công ty gặp phó giám đốc Công ty phụ trách vận tải, Phó giám đốc đã gọi cho điều hành bãi giao ca để đình chỉ công việc đối với em và cho cấp dưới bắt em viết lại tường trình sự việc chụp hình trên facebook của em,viết bản kiểm điểm, nói em đã vi phạm nội quy gây thiệt hại lợi ích của Công ty với mức phạt là sa thải và bắt em ký tên. Ban đầu em không ký và giải thích:

1. Em thấy Công ty chưa có thịêt hại gì và ứng dụng Grab taxi chỉ là một phần mềm cài trên điện thoại của tài xế để đăng ký nhận và đón khách có thêm doanh thu trên đồng hồ tính tiền. Từ đó tăng thu nhập cho bản thân và cho Công ty;

2. Nội dung của điều khoản sa thải này ko có trong bản nội quy mà em đã ký trong hợp đồng lao động;

3. Em vào Công ty từ năm 2009 mà Công ty đưa ra bản nội quy năm 2013 thì em không phục. Sau đó người của Công ty nói muốn có bản nội qui năm 2009 thì cũng sẽ có và nếu em không ký thì tội sẽ nặng hơn, nếu ký thì Công ty sẽ cho làm đơn cứu xét để giảm nhẹ tội.

Vì em nghĩ đằng nào cũng viết đơn xin nghỉ rồi thì chỉ cần tránh được bị sa thải để sau này đi làm Công ty khác dễ được Công ty đó chấp nhận hơn nên em đã đồng ý ký tên vào biên bản nhận tội. Vậy bây giờ em cần hỏi Luật sư của LVN Group một số vấn đề sau:
1. Những việc mà bên Công ty đã làm đối với em như trên có đúng không?
2. Việc Công ty nêu vấn đề vi phạm của em tới mức sa thải mà không có trong nội quy em đã ký có hợp lý không?

3. Từ ngày em vào làm ở Công ty Mai Linh tới nay đã ký với Công ty một hợp đồng lao động có thời hạn và hai hợp đồng vô thời hạn trong đó em chỉ mới được giữ có 1 hợp đồng đã ký là bản hhợp đồng có thời hạn. Còn 2 bản hợp đồng kia Công ty không đưa cho em thì có đúng với quy định pháp luật?
4. Công ty đình chỉ công việc em nhưng không đưa cho em biên bản ghi quyết định đình chỉ có đúng không?

Em xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Người gửi: chantinh

Thắc mắc vấn đề kỷ luật sa thải của Công ty đối với người lao động?

Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Điều 117. Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nội quy lao động phải quy định rõ các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy nếu hành vi mà bạn thực hiện không được nêu trong nội quy lao động thì công ty không được phép áp dụng hình thức xử lí kỉ luật sa thải đối với bạn. Mặt khác theo khoản 3 điều 128 trên thì việc công ty phạt bạn 300.000 đồng là trái quy định của pháp luật.

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Bạn đã kí với công ty 3 hợp đồng lao động nhưng chỉ giữ 1 bản của lần kí kết đầu tiên còn hai lần sau công ty giữ cả hai bản. Việc này trái với quy định của pháp luật và nó do lỗi của cả hai bên nhưng nếu truy cứu trách nhiệm thì công ty phải chịu trách nhiệm.

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Luật không có quy định cụ thể là việc đình chỉ công việc của người lao động phải lập thành biên bản nên công ty có thể đình chỉ công việc bằng lời nói.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group