1. Nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì có được nghỉ bù ?
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi: Tôi là hiện là giáo viên, năm nay tôi sinh con và nghi thai sản vào trúng thời gian hè (Từ 8/ 5 – 7/11). Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi biết tôi có được hưởng phép hè như bình thường không Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.0191
Trả lời:
Thứ nhất, quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:
Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
….3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động”.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Thứ hai, quy định về chế độ thai sản:
Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019: lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Ngoài ra, tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp của bạn thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép đó thì bạn nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn có thể đề nghị hiểu trưởng nhà trường bố trí cho bạn nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ?
2. Đóng bảo hiểm được 9 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời:
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn sinh vào tháng 1/2020 do đó luật áp dụng trong trường hợp của bạn sẽ là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 31.Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Do trong khoảng 12 tháng trước khi sinh, thời gian tham gia BHXH của bạn chưa đủ 06 tháng.Như vậy: bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Phá thai theo chỉ định của bác sĩ thì hưởng chế độ ốm đau hay thai sản ?
3. Chế độ thai sản tính như thế nào khi quá trình nghỉ thai sản được tăng lương ?
Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ thai sản, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Theo quy định này thì mức hưởng chế độ thai sản của chị là mức bình quân tiền lương tiền công 6 tháng liền kề trước khi chị nghỉ chế độ thai sản. Như vậy tiền lương chị nghỉ chế độ thai sản là khoản tiền trước khi chị tăng lương. Bởi lẽ, khoảng thời gian chị tăng lương không nằm trong khoảng “6 tháng liền kề trước khi chị nghỉ chế độ thai sản” mà trong thời gian chị nghỉ thai sản, cho nên, tiền lương này không được dùng để làm căn cứ tính tiền BHXH thai sản cho chị.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Được nghỉ thai sản trước khi sinh mấy tháng?
4. Chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ việc sớm?
Trả lời:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Do thông tin bạn cung cấp, bạn dự sinh vào 09/3/2016 nên chúng tôi tư vấn cho bạn dựa trên quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2016.
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên, bạn phải đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp thai sản, đó là có từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Bạn dự kiến sinh vào ngày 09/3/2016 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 3/2015 đến tháng 02/2016. Bạn dự định nghỉ vào ngày 22/11/2015. Trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh này bạn có các tháng tham gia bảo hiểm xã hội như sau: tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 năm 2015. Như vậy bạn đã có 09 tháng tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Do đó, bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Thứ hai, về thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Bạn có cung cấp thông tin là nghỉ việc sớm vào ngày 22/11/2015 nên chúng tôi hiểu rằng vào ngày 22/11/2015 bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Do đó, để được hưởng chế độ thai sản bạn phải tự mình trực tiếp thực hiện với cơ quan BHXH. Thủ tục hưởng chế độ thai sản, Luật BHXH quy định như sau:
“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Sổ bảo hiểm xã hội.”
Những điều cần lưu ý: Bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong trường hợp bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, bạn phải tự mình thực hiện các thủ tục hưởng chế độ thai sản với cơ quan BHXH.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn chế độ thai sản, mức đền bù khi bị công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ?
5. Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Trả lời:
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
Xét quy định trên, việc đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn hay liên tục không phải là yếu tố quyết định để được hưởng chế độ thai sản. Muốn hưởng chế độ thai sản, vợ bạn phải thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp 2: Chưa đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;
– phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối chiếu với trường hợp của vợ bạn, tháng 9 vợ bạn sinh. Vậy có hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu vợ bạn có đóng bảo hiểm xã hội đến tận tháng 9/2018. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, vợ bạn đã đóng được ít nhất là 7 tháng (tháng 10/2017 – tháng 3/2018 và tháng 6/2018) và đã đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
Thứ 2, nếu tháng 9/2018 vợ bạn không đóng bảo hiểm xã hội thì khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Vợ bạn đã đóng được ít nhất 7 tháng nên vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
6. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Trả lời
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group