1. Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Xin chào Luật LVN Group. Tôi đang làm nhân viên văn phòng công ty hiện tại được gần 10 năm, do lâu quá nên tôi cũng không nhớ là có hợp đồng hay không. Giờ tôi xin nghỉ việc, tôi báo trước 30 ngày, nhưng phía công ty không đồng ý, yêu cầu 45 ngày, nếu không đủ 45 ngày công ty sẽ kiện.
Do tôi đã xin được việc mới và bên chỗ mới chỉ chờ tôi 30 ngày, nếu quá 30 ngày thì họ k tuyển dụng. Nếu đủ 30 ngày tôi nghỉ thì có vi phạm luật gì không, công ty có quyền khởi kiện không? Và nếu tôi nghỉ việc thì có được nhận đủ lương và các chế độ bảo hiểm không? Tôi làm gần 10 năm nhưng chỉ được công ty đóng bảo hiểm có 5 năm.
Vậy những năm công ty không đóng bảo hiểm cho tôi, tôi có được quyền lợi gì không?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi !

Luật sư tư vấn:

Trường hợp của anh nếu nghỉ việc sẽ áp dụng theo Điều 36 Luật Lao động 2019 quy định:

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy trong trường hợp này nếu anh ký hợp đồng xác định thời hạn thì anh phải báo lại cho công ty ít nhất là 30 ngày. Nếu như anh ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn anh phải báo lại cho công ty ít nhất 45 ngày.

Mặc dù pháp luật không quy định về hình thức thông báo nhưng để đảm bảo việc chấm dứt hợp đồng của anh là đúng quy định pháp luật, anh nên gửi thông báo bằng văn bản. Văn bản cần ghi rõ nội dung đơn phương chấm dứt hợp đồng, thời điểm chính thức nghỉ việc và yêu cầu người hoặc phòng/ban có thẩm quyền phụ trách xác nhận việc thông báo của người lao động

Nếu anh không đáp ứng đủ điều kiện báo trước về việc anh chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Về trách nhiệm của công ty lao động khi chấm dứt hợp đồng Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Như vậy sau khi anh chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật thì sau 07 ngày công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Trường hợp của anh nếu đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho anh.

Công ty không đóng BHXH cho anh, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Nghỉ việc vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp con chết như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo thông tin bạn trình bày, bạn đang đi làm tại một công ty, đợt vừa rồi con của bạn mất, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật lao động 2019 thì bạn sẽ được nghỉ ba ngày và hưởng nguyên lương.

Tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định tiền lương làm căn cứ để trả nghỉ việc riêng có hưởng lương như sau:

Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Theo thông tin bạn trình bày, công ty bạn quy định tiền lương một tháng gồm: lương khoán 2700000 đồng, lương thưởng là 1000000 đồng, lương ăn ca là 500000 đồng. Công ty bạn sử dụng hình thức trả lương khoán, do vậy việc bạn nghỉ ba ngày do con mất và bạn lại bị cắt giảm tiền năng suất là có căn cứ. Ngoài ra, tiền lương làm căn cứ để trả lương cho bạn nghỉ việc riêng ba ngày sẽ được tính bằng tiền lương ghi trong hợp đồng tháng trước liền kề chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của bên công ty, nhân với 03 (số ngày nghỉ việc riêng).

Từ những căn cứ trên thì tiền lương tháng mà bạn nghỉ việc riêng có giảm so với tháng bạn làm việc bình thường là có căn cứ. Để biết mức cắt giảm 500.000 đồng là đúng hay sai thì bạn có thể liên hệ trực tiếp và yêu cầu công ty giải thích rõ ràng về mức cắt giảm.

Trân trọng ./.

3. Bồi thường chi phí sau khi đào tạo mà nghỉ việc?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao đông năm 2019

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho ngưi dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Để được công ty chu cấp chi phí đào tạo này, bạn phải kí với công ty hợp đồng đào tạo nghề. Theo cam kết đó, hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng không xác định thời hạn nhưng thời hạn làm việc ít nhất là 3 năm tại công ty.

Về vấn đề xin nghỉ việc của bạn sau thời gian đào tạo nghề, pháp luật quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trong trường hợp của bạn, bạn viết đơn xin nghỉ việc vào ngày 01/09/2016, đến 09/10/2016 thì nghỉ việc. Như vậy bạn đã nghỉ việc mà chỉ báo trước 39 ngày nên bạn được xem xét là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Khi đó, bạn phải bồi thường chi phí đào tạo do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn không chỉ phải hoàn trả chi phí dào tạo cho người sử dụng lao động mà còn phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước, và không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trân trọng ./.

4. Không có hợp đồng lao động, tự ý nghỉ việc có được trả lương không?

Trả lời:

Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Công việc của anh bạn thực hiện cho phía công ty là công việc bảo vệ, do đó, thời gian thử việc của anh bạn phải không quá 6 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019. Đồng thời, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, trong trường hợp của anh bạn, khi hết 5 ngày thử việc mà phía công ty không có bất kỳ thông báo gì về kết quả thử việc và tiến hành ký kết hợp đồng thì anh bạn đương nhiên được nhận vào làm chính thức. Khi đó, quan hệ lao động giữa anh bạn và công ty được thực hiện tương tự như đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động

Do đó, trong trường hợp anh bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh bạn phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như chúng tôi đã trình ở trên, quan hệ lao động giữa anh bạn và công ty được xác định là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Mặt khác, anh bạn đã được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc như đã thỏa thuận ban đầu và chưa đến thời hạn trả lương. Do đó, anh bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng anh bạn có nghĩa vụ báo trước cho công ty 45 ngày. Trừ trường hợp anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động thì chỉ cần báo trước ít nhất 3 ngày làm việc.

Quyền và nghĩa vụ của anh bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Do trong thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chỉ nêu sau khi làm việc được 24 ngày (tính cả 5 ngày thử việc) thì anh bạn bỏ việc mà không nêu rõ lý do anh bạn thôi việc, khi thôi việc có thông báo cho công ty hay không, báo trước bao nhiêu ngày nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn về quyền và nghĩa vụ chính xác của anh bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn có thể xác định căn cứ theo các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Lý do thôi việc là do anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động và đã báo trước cho công ty ít nhất 3 ngày làm việc.

Trường hợp này việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của anh bạn đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động. Do đó, công ty có nghĩa vụ trả lương cho anh bạn như đã thỏa thuận ban đầu đối với 24 ngày anh bạn đã làm việc cho công ty. Trường hợp công ty không đồng ý trả lương, anh bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của anh bạn.

Trường hợp 2: Lý do thôi việc là do anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động nhưng không báo trước cho công ty ít nhất 3 ngày làm việc hoặc nghỉ việc vì lý do khác nhưng không báo trước cho công ty 45 ngày.

Trường hợp này anh bạn bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, anh bạn có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo đó, công ty vẫn có nghĩa vụ trả lương đầy đủ cho anh bạn theo mức lương thỏa thuận ban đầu đối với 24 ngày anh bạn đã làm việc cho công ty. Tuy nhiên, anh bạn có nghĩa vụ phải bồi thường cho công ty một nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận ban đầu và một khoản tiền tương ứng với tiền lương của anh bạn trong những ngày không báo trước.

5.Tai biến mạch máu não có được về hưu trước tuổi?

Thưa Luật sư, tôi năm nay 51 tuổi. Năm 2014 tôi có bị tai biến mạch máu não và hiện tại tôi không thể đi làm được. Vậy tôi muốn hỏi bây giờ tôi về hưu thì sẽ được hưởng chế độ như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Người gửi: Tạ Sơn

Luật sư tư vấn lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, để biết mình có thuộc diện được về hưu trước tuổi không thì bạn cần xem xét mức độ suy giảm khả năng lao động của mình là bao nhiêu.

Căn cứ điều 5, Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì bạn cần gửi hồ sơ giám định lần đầu đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi gồm:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định;

– Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định ;

– Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định.

Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận suy giảm 61% khả năng lao động trở lên thì bạn có thể được hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Theo đó, nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên thì bạn được hưởng hưu trí hàng tháng với mức bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75% , sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, bạn có thể nhận trợ cấp một lần nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm.

Nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 60 Luật BHXH 2014. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group