Nghiệp vụ ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng, những người làm trong ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức trong ngân hàng những dịch vụ mà ngân hàng có thể làm đựợc đó là nhận ký gửi, mở tài khoản vãng lai, cho vay và chiết khấu.
1. Ký gửi ngân hàng.
Các ngân hàng có thể nhận ký gửi những giá trị động sản hay những khoản tiền mặt.
– Giá trị động sản.
Một khách hàng có thể ký gửi ở ngân hàng những giá trị động sản (cổ phiếu, trái phiếu) mà mình có.Người ký gửi vẫn là chủ sở hữu những chứng khoán đó, và ngân hàng phải trao trả lại khi họ có yêu cầu.
Với một khoản thù lao nhất định, ngân hàng có trách nhiệm giúp khách hàng thực hiện số dịch vụ liên quan đến các chứng khoán, nhất là tách các phần của cổ phiếu và đăng ký tăng vốn
– Các khoản tiền mặt.
Khách hàng có thể gửi tại ngân hàng các khoản tiền mặt.
Ngân hàng có quyền dùng các khoản tiền ấy cho những nhu cầu hoạt động của mình, nhưng đến kỳ hạn đã thỏa thuận thì phải hoàn trả với một số lãi thưởng là rất nhỏ, và có thể không có lãi trong trường hợp gửi “không thời hạn”, nghĩa là ngân hàng phải chictrả khi khách hàng yêu cầu bất cứ lúc nào, không cần phải báo trước.
Tiền lãi của ngân hàng là khoản chênh lệch giữa lãi trả cho khách ký gửi và lãi thu vào từ những khách vay nợ của ngân hàng.
Ngoài ra còn có một quy chế riêng cho “các tài khoản gửi theo sổ”, giống như cách gửi theo sổ tiết kiệm tại các qũy tiết kiệm; và các “tài khoản để dành cho việc xây – mua nhà”. Theo quy chế, các tài khoản này không được rút ra trong một thời hạn nhất định; đến kỳ hạn rút ra sẽ hưởng một khoản lãi, đồng thời có thể được vay thêm để xây hoặc muạ nhà với lãi suất ưu đại.
2. Tài khoản vãng lai.
Tài khoản vãng lai (current account) là khoản mục trong cán cân thanh toán ghi chép các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ ( xuất, nhập khẩu), thu nhập (tiền lương, lãi suất và lợi nhuận chuyển về nước) và chuyển giao (quà biếu, viện trợ đóng góp).
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai đáng báo động.
Ngân hàng nhận mở các tài khoản vãng lai cho khách hàng của mình.Tài khoản vãng lai là một hợp đồng giữa hai người (thông thường là giữa ngân hàng với khách hàng) có quan hệ giao dịch kinh doanh thường xuyên liên tục với nhau, cùng nhau thỏa thuận các khoản ‘có” và các khoản “nợ” lẫn nhau sẽ không thanh toán một cách vụn vặt từng vụ việc, mà chỉ đến khi kết thúc tài khoản mới trả khoản chênh lệch cho bên có số dư.
Khi khách hàng gửi ngân hàng những khoản tiền mặt, hoặc những thương phiếu thì số tiền đó và giá các chứng khoán đó đều được ghi vào mục “thu” trong tài khoản của họ; khi họ rút một tấm “séc”, ngân hàng ghi khoản tiền đó vào cột mục “chi” của tài khoản.
Mở tài khoản vãng lai cho phép tránh được những thanh toán riêng rẽ cho mỗi một giao dịch; nó xóa bỏ được những chi trả liên tục và những di động vốn; ngoài ra nó làm giảm bớt những rủi ro về phá sản gây ra.
Dịch vụ tài khoản vãng lai tuân theo những quy định riêng biệt:
a) Đổi mối tính chất.
Khi một khoản “thu” được chuyển vào một tài khoản vãng lai, nó trở thành một khoản mục bình thường của tài khoản đó và mất đi những đảm bảo gắn liền với nó.
Ví dụ: khi một ngân hàng bán chứng khoán cho một khách hàng, ngân hàng có những đặc quyền của người bán khi khách hàng không chịu trả tiền; nhưng một khi trị giá chứng khoán đã được ghi vào mục “chi” của tài khoản vãng lái của khách hàng, thì đặc quyền ấy của ngân hàng không còn nữa.
b) Tính chất không thể phân chia.
Tất cả các khoản đều gắn với nhau chặt chẽ. Không thể phân tách ra được, không thể có sự bù trừ cho nhau giữa một khoản gửi hoặc rút lần này với một khoản gửi hoặc rút lần khác; chỉ đến khi kết thúc mối tính đến bù trừ.
Sự không có bù trừ vào mỗi lần gửi hoặc mỗi lần rụt cho phép bảo đảm chắc chắn số dư của tài khoản vãng lai.
Nhưng án lệ của tòa án lại không thừa nhận tính không phân chia ấy có thể ngăn trở được những sai áp của các chủ nợ của người chủ tài khoản.
c) Lãi suất.
Thường thường có quy định: mọi việc ghi chép vào tài khoản vãng lai đều sẽ được sinh lãi ở hai mức, ngân hàng đòi trả lãi suất cao hơn đối với những khoản “chi”; cùng ngân hàng ấy thường lại không trả lãi đối với những khoản “thu”
Còn có cả những “tài khoản mỏ theo sổ”, giống như: các sổ qũy tiết kiệm, nhưng được lãi suất thấp hơn.
Nên chú ý rằng, hai hay nhiều người (thường là hai vợ chồng) có thể cùng nhau mở một tài khoản chung: mỗi người có thể tiến hành mọi giao dịch gửi vào hay lấy ra qua chữ ký của mình; trường hợp qua đời, tài khoản không bị phong tỏa; người còn sống vẫn có thể tiến hành các công việc giao dịch, nhưng trong những trường hợp mở thừa kế hay tính toán chuyển nhượng thì số dư được coi là thuộc về cả hai bên mỗi bên tính theo phân tích của mình.
3. Mở tín dụng.
Đó là một sự hứa hẹn cho vay của ngân hàng đối với khách hàng của mình đến một số tiền nhất định và trong một thời hạn nhất định.Khi một khách hàng sử dụng khả năng tín dụng ấy, họ trở thành con nợ của ngân hàng.Mở tín đụng có tính chất cân nhắc theo cá nhân con người ; trong trường hợp có thanh toán theo trình tự tư pháp, người quản lý, hay trong trường hợp người đứng vay chết thì người thừa kế không có quyền đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng cho vay.
Thời hạn mở tín dụng được thỏa thuận có thể dài, ngắn, từ một vài tuần đến một vài tháng.Tất cả những ngân hàng ký gửi cũng như những ngân hàng kinh doanh đều mở tín dụng theo trung hạn, có chú ý tới những hạn chế tùy theo tình hình do Bộ trưởng tài chính ấn định.
Nhưng các ngân hàng cũng có thể cấp tín dụng theo thời hạn dài hơn (trên bảy năm) cho khách hàng của mình. Đó thường là đầu tư cho các công trình xây dựng bất động sản, đóng tàu, mua các căn nhà ở.
Các ngân hàng sẽ đòi hỏi một số bảo đảm như: bảo lãnh thế chấp bất động sản, cầm cố cơ sở kinh doanh, ký cược các chứng khoán.
4. Tín dụng bằng chứng từ.
Tín dụng bằng chứng từ được sử dụng cho những giao dịch ngoại thương.Người mua yêụ cầu ngân hàng mở một tín dụng bằng chứng từ cho người bán giữ đúng phẩm chất.
Ngân hàng sẽ gửi cho thông tín viên của mình ở nước ngoài một bức thư mở tín dụng ấn định những điều kiện của dịch vụ, và nhất là yêu cầu thông tín viên chi trả cho người bán hàng số tiền phải trả, sau khi họ đã nhận các chứng từ
Thông tín viên thông báo cho người bán hàng việc mở tín dụng, và lúc đó người bán có thể gửi hàng đi, yên tâm vì sẽ được thông tín viên ngân hàng thanh toán. Ngân hàng nhận được các chứng từ sẽ chuyển cho người mua và người mua sẽ có thể nhận được hàng từ hãng vận chuyển.
6. Chiết khấu.
Đây là một dịch vụ về các loại thương phiếu. Ngân hàng ứng trước cho người mang tấm thương phiếu một số tiền từ tấm phiếu chưa đến kỳhạ*n chi trả, có khấu trử một số tiền tương ứng với thòi gian còn lại.
Ví dụ:
Một nhà sản xuất bán sản phẩm cho một thương già bán lẻ;, họ ra hạn cho người mua phải trả tiền trong ba tháng, yêu cầu người mua ký cho một kỳ phiếu rồi nhà sản xuất chuyển kỳ phiếu đó cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ chi trả cho nhà sản xuất khoản tiền của kỳ phiếu, có khấu trừ một tỷ lệ nhất định.
Ngân hàng đã nhận kỳ phiếu có thể gặp rủi ro: đến kỳ hạn không được người đã phát hành kỳ phiếu chi trả; nhưng ngân hàng có thể khởi kiện tất cả các bên đã ký ở tấm kỳ phiếu , nhất là đối với bên nhận và đã chuyển tấm phiếu cho ngân hàng.
Đại lý tín dụng.
Không nên lẫn lộn dịch vụ chiết khấu với hợp đồng đại lý tín dụng . Trên cơ sở số hợp đồng này, người bán hàng chuyển cho một tổ chức tài chính những khoản mà các khách hàng nợ mình, và tổ chức tài chính này (có thể là một ngân hàng hay một doanh nghiệp chuyên trách) sẽ trả trước cho họ và thay thế họ trong việc sử dụng các quyền hạn, kể cả quyền theo đuổi việc đòi các khoản nợ.
Dịch vụ này khác với chiết khấu ở chỗ người đại lý đòi hỏi phía nhậ buôn phải giành cho họ độc quyền thay mặt thu hồi nhập qũy tất cả những khoản thu nợ của nhà buôn đó.
Người đại lý thu hồi toàn bộ số nợ; để trả công sức. khó nhọc mà họ đã bỏ ra cùng những rủi ro có thể phải chịu, người đó được thu một số tiền hoa hồng tỷ lệ với số tiền họ đã ứng trước cho nhà buôn.
7. Dịch vụ bán chứng khoán và chuyển khoản
Các ngân hàng nhận đứng ra bán các chứng khoán của các công ty có đăng ký ở thị trường chứng khoán: phát hành các trái phiếu, cổ phiếu của các công ty cổ phần muốn tăng vốn. Các ngân hàng ấy đặt bán chứng khoán cho các khách hàng quen thuộc của mình và được thu một số tiền hoa hồng từ các công ty phát hành chứng khoán
Riêng các ngân hàng kinh doanh thường giành lại một phần số trái phiếu và cổ phiếu được phát hành, và như vậy họ quản lý trong tay một khối lượng quan trọng để có thể kiếm lời bằng cách mua vào bán ra các chứng khoán ở thị trường chứng khoán.
Đây là một dịch vụ do ngân hàng thực hiện nhằm mục đích rút một số tiền khỏi tài khoản của một người và chuyển nó sang tài khoản của một người khác; như vậy là có sự chuyển đối về trái chủ. Việc chụyển khoản được thực hiện giữa hai tài khoản ký gửi ở cùng một ngân hàng hoặc giữa hai tài khoản thuộc hai ngân hàng khác nhau.
Thể thức chuyển khoản cho phép tránh không phải dùng đến tiền mặt. Pháp luật rất khuyến khích thể thức giao dịch này. Chính vì vậy mà nhà nước và các pháp nhân nhà nước chỉ có thể trả cho nhau những ngân khoản theo cách này.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài.
Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!