1. Người 16 tuổi giết người bị đi tù không ?

Thưa Luật sư: do mâu thuẫn giữa hai bên nên người kia hẹn bạn em ra đâm tay đôi , khi ẩu đã bạn em đã lỡ tay đâm chết người kia , nhưng sáng hôm sau bạn em đã ra đầu thú , bạn em 16 tuổi , vậy thưa Luật sư của LVN Group bạn em sẽ bị ngồi tù bao lâu ? có được giảm án không ạ ?
Em xin cảm ơn!

>> ​Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội giết người như sau:

Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Tuổi chịu trách nhiệm Hình sự được quy định như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.6 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì em bạn đã có hành vi là giết người và với độ tuổi đủ 16 tuổi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Bên cạnh đó các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xác định theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s)14 Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t)15 Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x)16 Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Đối với trường hợp này em bạn đã ra đầu thú luôn thì có thế thấy em bạn có thái độ ăn năn hối lỗi, có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ.

Tuy nhiên em bạn mới 16 tuổi nên sẽ được áp dụng nguyên tắc xử lý với người dưới 18 tuổi như sau:

Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2.29 Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, theo quy định của điều 93 phạm tội giết người phải chịu án tù. Vì bạn của bạn là người chưa thành niên do đó sẽ không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình theo khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, mức án tù trong trường hợp này còn phụ thuộc hành vi của bạn thuộc quy định tại khoản 1 hay khoản 2 Điều 93. Nếu người bị giết dưới 18 tuổi, hoặc có tính chất côn đồ thì có thể bị mức án từ 12 năm đến 20 năm, nếu không thuộc trường hợp đó thì bị án tù từ 7 năm đến 15 năm.

Do đối tượng là người chưa thành niên do đó, hình phạt sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn so với quy định của bộ luật, đồng thời bạn có nêu bạn của bạn ra đầu thú,nếu khi đầu thú, bạn của bạn thành khẩn khai báo thì có thể coi đó là tình tiết giảm nhẹ để giảm án.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Tư vấn về tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Do có mâu thuẫn, Nguyễn Văn A đã dùng xẻng đuổi đánh Trần Văn B, B không muốn đánh nhau với A nên đã né tránh bỏ đi. Tuy nhiên, A vẫn tiếp tục dùng xẻng đập liên tiếp vào đầu B, trong lúc giằng co, B lấy được cái kéo cạnh đó đâm vào cổ A khiến A mất máu chết ngay tại chỗ. Hành vi của B thuộc trường hợp phạm tội nào?
Cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 126Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Cùng với đó, vấn đề phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp này, A có hành vi đánh B nên đã phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của A. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì phòng vệ chính đáng đòi hỏi sự chống trả lại một cách cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi tấn công trong trường hợp cụ thể. Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có quá giới hạn phòng vệ hay không phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng, cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ, hoàn cảnh xảy ra sự việc… Trường hợp trên đây thì B đã có hành vi chống trả quá mức cần thiết so với tính chất, mức độ hành vi tấn công của A. Ngoài ra, vũ khí mà B sử dụng là chiếc kéo được coi là hung khí nguy hiểm.

Từ những phân tích trên đây, B có thể sẽ bị phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại điều khoản trên.

3. Dùng cây đập cửa xông vào nhà chửi bới, đe doạ giết người ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Vào lúc 19h00 phút ngày 31/3/2017, trong lúc đó nhà tôi đã móc cửa bên trong bằng ổ khoá, tôi đang nằm trên gác, còn bà ngoại văng mùng ngủ ngay cửa, ngoại tôi năm nay 91 tuổi thường xuyên ốm đau bệnh tật và mẹ ở tôi 57 tuổi đang ở dưới nhà thì lúc đó anh X đang say rượu đã đập cửa nhà tôi 2-3 lần.
Vì là cửa thiếc nên âm thanh rất to, làm văng ổ khóa cửa và xông vào nhà tôi khiến ngoại và mẹ tôi hoảng lên không biết nguyên do gì. Anh cầm theo một khúc cây dài 5-6 tấc ngang khoảng 4 phân vuông tìm tôi và đòi đánh tôi, đòi giết tôi, mẹ tôi bảo tôi đã đi học rồi để nhằm tránh né anh X. Sau đó anh bỏ đi nhưng vẫn chạy đi chạy lại 2-3 lần dù cho mọi người can ngăn. Sự việc đã khiến ngoại tôi bị ám ảnh. Mấy nay ngủ bị giật mình và khóc sợ tôi bị đánh hay giết qua lời đe doạ của anh X. Tôi muốn hỏi hành vi của anh X bị xử lí theo quy định pháp luật không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình thì:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”

Như vậy, đối với hành vi đe dọa của anh X không dẫn đến việc bạn tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện nên có thể thấy hành vi của anh X vẫn chưa thể cấu thanh tội đe dọa giết người. Vì thế trong trường hợp này anh X chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, anh X sẽ phải chịu hình thức xử phạt tại khoản 2 do “Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng”

4. Dọa giết người và đốt nhà thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 về tội đe dọa giết người như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

– Đối với hành vi của người đe dọa giết cả gia đình và đốt nhà có thể bị cấu thành tội phạm hình sự về tội đe dọa giết người nêu trên nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp có các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 nêu trên thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

– Các dấu hiệu pháp lí cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người bao gồm:

+ Chủ thể của tội phạm:

Người phạm tội có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

+ Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội đe dọa giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.

+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (trực tiếp, qua điện thoại, qua thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).

Hành vi đe dọa phải đã gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Như vậy, theo Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 thì không phải tất cả những hành vi đe dọa giết người đều cấu thành tội đe dọa giết người. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau:

1) Nội dung và hình thức đe dọa;

2) Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;

3) Tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;

4) Thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

5. Sát thủ 18 tuổi giết nhiều người sẽ bị phạt tù như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: HĐXX cho rằng hành vi của Tình là đặc biệt nghiêm trọng, nhẫn tâm, sát hại cùng lúc nhiều người, nên chấp nhận đề nghị của VKS, tuyên án tử hình đối với bị cáo 18 tuổi. Sau khi nghị án, lúc 13h10 ngày 9/7, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê An Giang) án tử hình về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Ngoài ra, bị cáo phải bồi thường hơn 198 triệu đồng tiền chi phí mai táng cho gia đình bị hại. HĐXX nhận định căn cứ vào các tài liệu hồ sơ vụ án và thẩm tra tại phiên tòa có đủ căn cứ xác định hành vi của bị cáo, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà Tình đã giết nhiều người, trong đó có 3 trẻ em. Tình đã đâm tổng cộng 76 nhát vào 5 nạn nhân. Xin Luật sư của LVN Group đưa ra quan điểm pháp lý về mức án của Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tội giết người, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Tội giết người được quy định, hướng dẫn tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi giết người của bị cáo có tính man rợ. Bị cáo giết người với nhiều tình tiết định khung, giết nhiều người, tính chất man rợ, độc ác, không để các bị hại có bất kỳ cơ may sống sót nào.

Nỗi đau Tình gây ra cho gia đình bị hại là rất lớn. Bị cáo giết các bị hại không chỉ vì động cơ thù ghét cá nhân mà còn nhằm cướp tài sản. Bị cáo có đủ nhận thức, thừa biết hành vi của mình là đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ vì hung hãn vẫn ra tay.

Trước, trong và sau khi giết các bị hại, Tình đã lấy đi nhiều tài sản trị giá hơn 18,5 triệu đồng.

Tất cả những điều trên cho thấy bị cáo không còn khả năng cải tạo, cần áp dụng hình phạt cao nhất, loại bỏ khỏi xã hội. Những tình tiết giảm nhẹ như ăn năn, hối cãi không đủ để áp dụng hình phạt nhẹ hơn.

Trước đó, khi được nói lời sau cùng, Tình bày tỏ hối hận và xin được hiến tạng cho y học. “Trước hết, tôi xin lỗi gia đình bị hại vì hành động thiếu suy nghĩ của tôi mà gây hậu quả lớn. Tôi thành thật xin lỗi”, Tình hối hận.

Như vậy, TAND TP.HCM xử hung thủ với mức án tử hình là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group