1. Người bị chất độc màu da cam mất thân nhân được hưởng chế độ mai táng phí không?

Xin chào Luật sư của LVN Group!!! bố của cháu bị chất độc màu da cam và đang được hưởng chế độ dành cho người nhiễm chất độc màu da cam. tháng 9 vưa qua bố cháu qua đời nhưng đến nay gia đình cháu vẫn chưa được nhận tiền mai táng phí. vậy Luật sư của LVN Group cho cháu hỏi thời gian để được nhận tiền mai táng phí là bao lâu ạ ?
Mong Luật sư của LVN Group trả lời giúp cháu!!! cháu cảm ơn

>> Luật sư tư vấn luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Điều 42. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) ……………………………………….

…4. Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng ( Luật BHXH năm 2014)

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợpthân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”

Đồng thời Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định về trợ cấp mai táng tại khoản 2 Điều 66 như sau:

“Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết”.

Căn cứ vào những quy định được trích dẫn và điều kiện thực tế của bố bạn thì gia đình bạn sẽ được hưởng trợ cấp mai táng.

Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>> Bài viết tham khảo thêm: Trong thời gian bao lâu thì được hưởng tiền mai táng và tiền tử tuất ?

2. Hỏi về chế độ mai táng phí cho người trực tiếp tham gia chiến đấu?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cháu nhờ công ty hỗ trợ trường hợp giá đình cháu ạ: bố cháu sinh năm 1952, năm 1971 bố cháu nhập ngũ và trực tiếp tham gia chiến đấu ở nước bạn lào, đến năm 1975 giải phóng bố cháu trở về quê hương và tiếp tục tham gia công tác ở xã với các chức danh phó công an, xã đội phó.
Đến năm 1994 bố cháu làm chủ tịch cựu chiến binh xã đồng thời tham gia đóng bảo hiểm xã hội đến năm 2011 bố cháu xin nghỉ vì lý do sức khỏe, khi nghỉ bố cháu được chi trả chế độ đóng bảo hiểm 1 lần (năm 2005 bố cháu được bộ quốc phòng tặng huy hiệu vì nghĩa vụ quốc tế). Năm 2012 bố cháu mất, cháu đi làm thủ tục hỗ trợ mai táng phí thì cán bộ phụ trách lĩnh vực của xã bảo bố cháu không được hưởng mai táng phí. Vừa rồi cán bộ mới lại bảo cháu làm thủ tục mai táng phí.
Vậy cháu muốn hỏi bố cháu có được chi trả mai táng phí không. Có phải mai táng phí cựu chiến hay không. Thủ tục như nào?
Cháu xin trân thành cảm ơn.
– Lù Hữu Thành

Cho cháu hỏi về chế độ mai táng phí

>> Luật sư trả lời: Tư vấn về chế độ tử tuất cựu chiến binh ?

Trả lời:

Căn cứ theo Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP hướng dẫn chế độ mai táng phí như sau:

“II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH

2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;

Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).

– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).

– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);

+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);

+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.”

Như vậy, theo quy định trên, bố bạn là thành viên trong Hội cựu chiến binh của xã do đó bạn vẫn có thể chuẩn bị hồ sơ như trên để hưởng chế độ cho bố bạn.

3. Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mai táng?

Cán bộ xã nghỉ hưu đang hưởng lương hưu tại cấp xã đã từ trần. Vậy thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mai táng phí làm theo văn bản hướng dẫn nào. Hồ sơ gồm những thủ tục gì. Nộp cho cơ quan nào?

Điều kiện và mức hưởng trợ cấp mai táng ?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

….c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

Như vậy với trường hợp cán bộ xã đang hưởng lương hưu thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng. Mức hưởng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người được hưởng trợ cấp mai táng chết. Ngoài ra có thể được hưởng Trợ cấp Tuất hằng tháng nếu thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Về hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với ngưới đang hưởng lương hưu được quy định tại khoản 2, Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

……2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

Như vậy hồ sơ sẽ bao gồm bản sao giấy chứng tử và tờ khai của thân nhân.

>> Tham khảo ngay: Người đang hưởng lương hưu mà mất thì sẽ được tiền tử tuất như thế nào?

4. Chế độ mai táng phí của cựu chiến binh?

Thưa Luật sư của LVN Group. Em xin được hỏi bố em đi bộ đội từ năm 1976 đến 1981 tại tỉnh tuyên quang và đã kết nạp đảng viên. Khi về địa phương có tham gia cựu chiến binh, em xin hỏi trường hợp bố em có được hưởng chế độ 62 hay không và giờ bố em đã mất thì có được hưởng chế độ mai táng phí hay không. Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.
– D.t.t.89

Chế độ mai táng phí của cựu chiến binh ?

Trả lời:

Căn cứ khoản 8 điều 5Nghị định số 150/2006/NĐ-CP về quyền lợi của cựu chiến binh:

“Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh

….8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.…”

Theo như bạn trình bày, bố bạn trong hội cựu chiến binh. Khi bố bạn mất, sẽ được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định trên.

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg

Điều 6. Chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).

– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).

– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.

+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);

+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);

+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);

+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.

>> Tham khảo ngay: Đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân có được hưởng chế độ tử tuất ?

5. Bố tôi là thương binh bị mất thì có được tiền mai táng phí không?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi: Bố tôi là thương binh 3/4, đã mất tháng 2/2007, ông tôi được hưởng tiền tuất. nay ông tôi mất thì có được mai táng phí không ạ ? Nhờ Luật sư của LVN Group trả lời dùm. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP Hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi ngưoi có công với cách mạng

Điều 16 Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết

1. Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 10 của pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại điện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.

2. Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 10 của pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng.

Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

3. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

>> NHƯ vậy theo quy định trên trợ cấp mai táng được áp dụng khi: Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 10 của pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; .Ông bạn là thân nhân hửng chế độ tuất chứ không phải là người hoạt động cách mạng lên gia đình bạn không được nhận phí mai táng khi ông bạn mất

>> Tham khảo ngay: Thời gian thanh toán tiền tử tuất một lần là bao lâu?

6. Chế độ mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp mai táng phí như sau:

“Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.”

Theo quy định này thì chế độ mai táng này sẽ do người lo mai táng cho người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Mức hưởng mà người lo mai táng được hưởng sẽ bằng: “10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.” theo quy định tại khoản 2, Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 .

Số đối tượng được hưởng chế độ mai táng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2011 muốn được hưởng chế độ này thì trong hồ sơ xin hưởng chế độ mai táng phí phải có giấy tờ được quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT –BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:

– Làm bản khai theo mẫu quy định;

– Nộp cho Trưởng thôn, xóm, ấp, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, gồm: 01 bản khai cá nhân theo mẫu 1A (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT –BQP-BLĐTBXH-BTC (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của bản thân.

+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần, gồm: 01 bản khai theo mẫu 1B hoặc 1C (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT –BQP-BLĐTBXH-BTC (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền, nếu có).

– Nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú theo thời gian quy định.

Như vậy, người lo mai táng cho người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg mà từ trần thì thân nhân lo mai táng sẽ được hưởng chế độ mai táng và khi làm hồ sơ hưởng chế độ phải có các giấy tờ chứng minh họ đủ điều kiện hưởng chế độ mai táng.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group