1. Người bị hại làm đơn bãi nại thì người phạm tội có bị đi tù không ?

Kính gửi công ty Luật LVN Group, tôi có một trường hợp mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Em trai tôi vào gần 1 tháng trước có đi nhậu với bạn, rồi do xích mích nên đã có xô xát đánh nhau, lại dùng chai bia bằng thủy tinh đánh vào đầu người ta nên thương tích gây ra là 35%.

Ban đầu thì bên phía nguời bị hại có làm đơn tố cáo gửi công an. Nhưng sau đó thì bên phía gia đình tôi có đến trả tiền viện phí cũng như là đưa một khoản tiền bồi thường thiệt hại thì gia đình họ đã đồng ý rút đơn tố cáo và có trình bày với cơ quan công an tất cả là do hiểu nhầm. Nhưng bên phía công an lại trả lời rằng dù cho phía người bị hại có làm đơn bãi nại thì họ vẫn khởi tố vụ án bình thường. Luật sư cho tôi hỏi họ trả lời như thế có đúng quy định của pháp luật không và nếu nạn nhân đã làm đơn bãi nại thì em tôi có bị đi tù không ?

Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Người bị hại làm đơn bãi nại thì người phạm tội có bị đi tù không ?

Luật sư tư vấn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trực tuyến, gọi ngay số: 1900.0191

Trả lời:

Khoản 1 và khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Đồng thời Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Dựa vào căn cứ trên và những tình tiết bạn cung cấp thì hành vi của em trai bạn có thể bị tru tố theo quy dịnh tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc khởi tố vụ án đối với tội danh trên không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại. Vì thế nên trong trường hợp của bạn cho dù người bị hại đã làm đơn bãi nại thì bạn vẫn bị khởi tố.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến, gọi số:1900.0191 . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

>> Tham khảo ngay: Mẫu đơn bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất

2. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm những gì ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em có người anh bị bắt giam vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho em hỏi gia đình em có bà ngoài có huy chương kháng chiến hạng ba và dì em là liệt sĩ, như vậy anh em có thể làm xác nhận xin giảm nhẹ án không? Cảm ơn!

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm những gì?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x)16 Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo quy định trên, tình tiết mà bạn nêu ra không phải tình tiết giảm nhẹ theo quy định. Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt và có nêu tình tiết này để Tòa án xem xét theo quy định tại Khoản 2 Điều trên.

>> Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi gia đình có công với cách mạng ?

3. Tư vấn về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Em năm nay 21 tuổi, cách đây vài ngày em có chiếm đoạt được số tiền là 15.000.000 đồng thông qua việc hack tài khoản ngân hàng của người khác. Hiện tại em rất ăn năn về hành vi của mình, em muốn trả lại tiền cho người bị hại nhưng nếu họ tố cáp thì hành vi của em sẽ bị xử lý như thế nào ạ? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em.

Tư vấn về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trả lời:

Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên và nội dung bạn cung cấp thì hành vi của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 290 nêu trên với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cụ thể mức hình phạt là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bạn có thể tham khảo quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như đã trình bày tại Phần 2 nêu trên của bài viết.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Có đơn xin bãi nại thì có bị truy tố trách nhiệm hình sự không?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Thủ tục kháng cáo để yêu cầu giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group, anh trai tôi bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên án 3 năm tù giam theo Khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bố tôi là nguời có công với cách mạng. Nay gia đình tôi muốn kháng cáo để giảm án cho anh tôi thì những căn cứ trên có là yếu tố để giảm án không ?

Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group !

Thủ tục kháng cáo để yêu cầu giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x)16 Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Trong trường hợp không đồng ý với mức hình phạt của tòa án sơ thẩm đã tuyên em bạn có thể làm đơn kháng cáo, yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, anh trai bạn muốn giảm hình phạt thì việc anh trai bạn là con thương binh có công với cách mạng cũng có thể được coi là 1 tình tiết giảm nhẹ nhưng phải được sự chấp nhận của các thẩm phán, ngoài tình tiết là con của người có công với cách mạng để việc xin giảm án có căn cứ hơn, anh bạn cần tìm thêm những tình tiết khác quy định tại điều 51 nêu trên, ví dụ như ăn năn, hối cải, có hành động khắc phục hâu quả và bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn, trong nhà là lao động chính, phạm tội ít nghiêm trọng… Tuy nhiên, bạn lưu ý, thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Vì vậy, bạn cần phải gửi đơn kháng cáo trước khi hết thời hạn này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

5. Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Con trai tôi (18 tuổi) đi chơi với bạn có xảy ra cự cãi, đánh nhau. Con tôi đã xô ngã bạn và làm cho người này bị thương gãy ống chân. Gia đình tôi đã tới thăm hỏi, lo thuốc thang nhưng phía người bị té ngã nhất quyết yêu cầu phải xử lý hình sự.

Xin hỏi: Con tôi có bị ở tù không? Pháp luật quy định ra sao về điều kiện để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Luật sự tư vấn hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Con trai bạn đánh nhau với bạn và làm cho người này bị gãy chân. Hành vi này có thể bị coi là hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, hành vi này có bị coi là tội phạm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác do pháp luật hình sự quy định. Ví dụ như tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm; tính chất và mức độ lỗi; mức độ thiệt hại gây ra; động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội…

Do bạn không nói rõ về tỷ lệ tổn thương cơ thể do con bạn gây ra cho người bị hại là bao nhiêu phần trăm (%). Do đó, không xác định được là con bạn có bị khởi tố hoặc truy tố hay không. Vì vậy không đủ cơ sở trả lời con ông có ở tù hay không.

Về trách nhiêm hình sự, Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy theo quy định trên, nếu con bạn cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại Khoản 1 Điều 134 nêu trên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bạn có thể thảm khảo quy định đã nêu tại Phần 2 của bài viết.

Trường hợp nếu không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì con bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013: “Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group