1. Thế nào là không tố giác tội phạm ?

Câu hỏi : Thưa Luật sư của LVN Group , tôi có một câu hỏi mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi

Nhà tôi ở gần biên giới Việt – Trung . Nơi đây thương xuyên xả các các vụ mua bán người , vượt biên trái phép . Hàng ngày chúng tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh bọn chúng đưa người qua biên giới mà đối tượng chủ yếu là con gái mới lớn và trẻ em . Chúng tôi không dám khai báo với công an tại vì đường từ nhà đến chỗ công an rất xa và vất vả , hơn nữa chúng tôi còn bị bọn chúng đe dọa là nếu báo công an chúng sẽ bắt cóc luôn các con của tôi và bán qua biên giới . Có một lần bọn chúng đang thực hiện hành vi mua bán người thì có người của chúng báo là công an có lên chỗ chúng tôi kiểm tra , chúng đã giấu người ở trong nhà của tôi và đe dọa là nếu khai báo công an sẽ giết tôi. Đến khi công an điều tra thì phát hiện bọn chúng trong nhà của tôi . Tôi muốn hỏi Luật sư hành vi của tôi thuộc vào tội gì và tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Trả lời :

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. hành vi của tôi thuộc vào tội gì ?

Căn cứ theo khoản 1 điều 19 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau :

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Hành vi của bạn là hành vi không tố giác tội phạm

2.tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Căn cứ theo điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau :

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Như vậy, tội cua bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm .

2. Thế nào là không tố giác tội phạm

1.Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

2.Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự (Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gía), hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

3.Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự ((Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia) hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

3. Đặc điểm của không tố giác tội phạm

Không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau :

Luôn thể hiện dưới dạng không hành động như: không báo cáo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết. Người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết đây là một tội phạm.

Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện tội phạm mà người kia đã hoặc đang hoặc sẽ thực hiện.

Chỉ cấu thành tội này theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

4. Bố mẹ không tố giác tội của con thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Anh Nguyễn Văn A sinh năm 1997 , trú tại huyện X tỉnh Y , anh này có quan hệ tình cảm với bạn Trần Thị B sinh năm 2006 trú tại xã Z huyện X tỉnh Y . Sau một thời gian quen nhau anh A có giao cấu với chị B làm chị B có thai và sinh ra được cáu C . Tính đến ngày chi B sinh thì B chưa được 16 tuổi .

Như vậy,

Theo điểm d khoản 2 Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi làm nạn nhân có thai phải chịu mức hình phạt là phạt tù từ 3 năm – 10 năm

Anh A đã có tiền án, tiền sự về tội cướp giật tài sản. Anh A này sau khi làm chị B có thai thì không bị cơ quan chức năng nào can thiệp, lập biên bản, thâm chí còn được 02 bên gia đình ủng hộ cụ thể là gia đình anh A đã có lễ dạm ngõ theo phong tục và được gia đình chị B đông ý

Hỏi: Hành vi không tố giác tội phạm, thậm chí còn tổ chức dạm ngõ của 02 gia đình có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Do các tình tiết trong tình hướng đưa ra chưa rõ nên có thể xác định như sau: Tai thời điểm anh A thực hiện hành vi phạm tội , chị B chưa đủ 16 tuổi , nếu việc giao cấu là tự nguyện hành vi của anh A có thêr cấu thành tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( điều 145 bộ luật hình sự 2015 ). Ngoài ra hậu quả làm nạn nhân có thai là dấu hiệu định khung tăng nặng cho hành vi của anh A

Tuy nhiên, hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên không thuộc các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

 

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Do đó, khi có dấu hiệu của việc phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh khởi tố vụ án hình sự hoặc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Như vậy, hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ của anh A không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông, bà, cha, mẹ, cháu, anh, chị, em ruột của nạn nhân chị B và những người biết rõ tội phạm tại thời điểm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm. Ngoài ra, hành vi của những người thuộc gia đình nạn nhân B có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình.

“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

 

5. Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

– Giống nhau :

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự 2015 –

– Khác nhau :

 

Tiêu chí

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

Nhận thức của người thực hiện hành vi

Không biết biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội.

Biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn “giữ im lặng”

Hành vi cụ thể

– Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

– Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

 

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

Chủ thể

-Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự

-Tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

-Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

-Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Thời điểm phạm tội

Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện

Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra)

Căn cứ pháp lý

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015

Hình phạt

– Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

 

– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

 

 

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tạm giam, tạm giữ khi điều tra hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group