Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý: 

Luật cán bộ, công chức 2008

Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức

2. Luật sư tư vấn:

Chào bạn, như bạn đã đưa ra câu hỏi, bạn đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, do đó theo Luật cán bộ, công chức 2008 bạn đang là một công chức (giả sử như bạn không phải sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp hay trong bộ máy lãnh đạo):

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Đã là một công chức, việc bạn bị kỷ luật sẽ theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức. Đặc biệt, đối với biện pháp kỷ luật khiển trách mà bạn đang phải chịu được quy định tại điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

Điều 9. Khiển trách

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác

Theo những thông tin bạn cung cấp, bạn đang công tác trong hệ thống Công an nhân dân, các quy định của pháp luật thì không có quy định nào về việc sau khi chịu hình thức kỷ luật khiển trách sẽ không được đề bạt, không có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp cả, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng sau khi bị kỷ luật khiển trách, bạn sẽ bị lưu án kỷ luật. Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ cho việc xem xét đề bạt sau này của bạn.

Vậy, thủ tục để bạn có thể xin xóa án kỷ luật gồm những bước nào ? Những chủ thể nào có thẩm quyền ?

Trước hết, bạn là cá nhân bị kỷ luật phải thực hiện việc tự phê, đây cũng như là một bước tự khai và chứng minh sự phấn đấu và hối lỗi của bạn. Sau đó, bạn cần nộp bản tự phê này cho lãnh đạo cấp đội, người này sẽ xem xét quá trình phấn đấu, khắc phục sai phạm của bạn và tiến hành họp với Bí thư chi bộ để xem xét có xóa kỷ luật hay không. Nếu xóa kỷ luật, lãnh đạo cấp đội sẽ đề nghị cấp Phòng xem xét xoá kỷ luật. Lãnh đạo cấp Phòng sẽ xem xét quyết định xóa kỷ luật và nếu đồng ý, người này sẽ gửi lên tới Ban Giám đốc Công an cấp Tỉnh để họ xem xét. Công an Tỉnh sẽ họp Ban giám đốc và ra quyết định xóa án kỷ luật.

Khi án kỷ luật được xóa, việc được đề bạt hay thăng tiến trong tương lai của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi án kỷ luật khiển trách này nữa. Chúc bạn thành công!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group