1. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự

Trước đây, việc giám sát của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã được đề cập trong đoạn 3 Điều 8 BLTTHS năm 1988. Đó là một trong những nội dung của nguyên tắc “Việc tham gia tố tụng hình sự của các tổ chức xã hội và công dân”.

Trong BLTTHS năm 2003, nội dung này đã được tách ra thành nguyên tắc cơ bản và được bổ sung đày đủ, rõ ràng hơn, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị: “Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân, của các tồ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp”. Trong BLTTHS năm 2015, ngoài nội dung giám sát của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử nguyên tắc này còn có thêm nội dung kiểm tra của các cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng. Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 33. Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.

 2. Nội dung nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự

Việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng và các hoạt động tố tụng được thực hiện trong nội bộ cơ quan tiến hành tố tụng:

Theo Điều luật này việc kiểm tra các hoạt động tố tụng được thực hiện trong nội bộ cơ quan tiến hành tố tụng. Thể hiện ở việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng trong thẩm quyền của mình để kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót, vi phạm pháp luật.

Ví dụ: thủ trưởng cơ quan điều tra phải kiểm tra về tính hợp pháp, tính có căn cứ của quyêt định khởi tố bị can, quyết định tạm giam, tạm giữ… thuộc thẩm quyền của mình.

Việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải kiểm soát hoạt động tố tụng:

Nội dung thứ hai của nguyên tắc này là yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải kiểm soát hoạt động tố tụng.

Kiểm soát được hiểu theo nghĩa các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm soát hoạt động của nhau.

Thể hiện ở việc các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình kịp thời phát hiện những sai lầm, vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng khác và yêu cầu khắc phục.

Ví dụ: Viện kiểm sát kiểm soát hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo tội phạm của cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân kiểm soát hoạt động, điều tra, truy tố của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, nếu điều tra chưa đầy đủ hoặc vi phạm pháp luật thì trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung…

Cơ chế giám sát trong tố tụng hình sự từ các cơ quan bên ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng:

Ngoài ra, nội dung kiểm tra, kiểm sát trong nội bộ cơ quan tiến hành tố tụng, trong hệ thống tố tụng.

Điều luật này còn quy định cơ chế giám sát từ bên ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là hoạt động giám sát của Cơ quan nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử.

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân này có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự phát hiện những hành vi trái pháp luật thì chủ thể giám sát có quyền:

Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì chủ thể giám sát có quyền yêu cầu (cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử), có quyền kiến nghị (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận) với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo các quy định tại chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Cơ quan quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu của các chủ thể có quyền giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng 

Cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiếm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Hoạt động kiểm tra trong tố tụng hình sự là việc xem xét, nhận xét, đánh giá thực trạng tiến hành tố tụng. Kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là những hoạt động mang tính hành chính và phải được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện thường xuyên, liên tục để đánh giá kết quả các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của mình.

Để bảo đảm kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, việc kiểm tra, kiểm soát phải thực hiện theo một tiến trình qua các bước khác nhau: Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xuất phát từ thực tiễn tố tụng xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc định kì, xác định thực trạng hoạt động tố tụng, so sánh với các quy định pháp luật để xác định mức độ sai phạm trong hoạt động tố tụng, tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp cần thiết để sửa chữa sai phạm, bảo đảm hoạt động tố tụng được tiến hành đúng pháp luật.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát trong tố tụng hình sự đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền phải chủ động, nghiêm túc tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, khi phát hiện sai phạm trong hoạt động tố tụng phải thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lí nghiêm cá nhân vi phạm pháp luật, tránh tình bao che sai phạm.

4. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cơ quan nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tô tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Chủ thể có quyền giám sát theo quy định này là cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan, người tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiêu nại, tố cáo của các cơ quan, người có thẩm quyển tiến hành tố tụng. Đối tượng của việc giám sát là các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Phạm vi giám sát là các họạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng va việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, ngươi có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Biện pháp giám sát theo quy định của nguyên tắc này: Nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biêu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của BLTTHS.

5. Xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu

Nguyên tắc “Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự” cũng xác định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật. Điều 33 BLTTHS năm 2015 quy định: Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy định của pháp luật.

Việc giám sát áp dụng pháp luật trong hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảo đảm tính công khai, rõ ràng, minh bạch trong hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân thông qua cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử đối vói hoạt động tư pháp. Qua đó góp phần bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

Để thực hiện việc giám sát có hiệu quả cần phải có những quy định rõ ràng, thống nhất, hợp lí về việc giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm cơ sở cho việc thực hiện; nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và tinh thần chủ động của nhân dân và đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đại biểu dân cử trong đấu tranh chống những vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực sự tôn ttọng những kiến nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đại biểu dân cử và nghiêm túc xem xét giải quyết những kiến nghị đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.