1. Một số điểm chung về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
Các kiểu nhà nước khác nhau có thể có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau mang tính đặc thù. Đa số nhà nước chiếm hứu nô lệ và nhà nước phong kiến dều thiết lập các nguyên tắc: Chủ quyền tối cao thuộc về một ông Vua; ngôi vua được thiết lập theo kế truyền; công chúa chỉ được truyền ngôi khi không có hoàng tử; khi có nhiều hoàng tử thì ưu tiên truyền ngôi cho hoàng tử trưởng; ngôi vị hang đế chỉ truyền cho một người để lãnh thổ không bị phân chia.
Nhà nước tư sản được thiết lập theo nguyên tắc sau: Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân (hoặc chru quyền nhà nước thuộc về nhân dân); Phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; đa nguyên chính trự và đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người; xây dựng nhà nước pháp quyền.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập theo quyên tắc cơ bản sau: Tất cả quyền lự nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội; tập trung dân chủ; đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người; xây dựng pháp chế và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.
2. Phân tích hình thức nhà nước Việt Nam hiện nay ?
Hình thức chính thểcủa Nhà nước Việt Nam là cộng hoà dân chủ nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Toà án thực hiện quyền tư pháp. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội; thành lập và giám sát hoạt động của Chính phủ. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm. Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước đơn nhất, trung ương tập quyền. Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ, địa phương là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền: không được tự tổ chức bộ máy chính quyền của riêng mình, không có quyền ban hành pháp luật cho riêng mình (chỉ được ban hành những văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản của trung ương)… Chính quyền địa phương bao gồm ba cấp là tỉnh, huyện, xã, trong đó, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương.
Chế độ chính trịcủa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ. Nhà nước sử dụng các biện pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước. Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đó là các cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Các cơ quan này được thành lập ra bằng con đường bầu cử dân chủ, tự do. Nhà nước luôn coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ. Công dân được tham gia quản lí nhà nước, quản lí xẫ hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Công dân được nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử, giám sát hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước, mít ting, biểu tình, lập hội, hội họp, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân… Quyết định của nhân dân là quyết định cao nhất, nhà nước phải phục tùng. Hoạt động của nhà nước luôn đảm bảo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
Trong đời sống chính trị của đất nước luôn tồn tại hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc. Hiến pháp và pháp luật quy định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)