NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Khái niệm chung về các nguyên tắc của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam:

Nguyên tắc, trước hết là sự phản ánh khách quan, tức là phản ánh thực tế vận động và tồn tại của xã hội, phản ánh bản chất của chế độ, của cơ sở kinh tế – xã hội, của trình độ, điều kiện phát triển lịch sử của đất nước, của xã hội. Đồng thời, nguyên tắc mang đậm dấu ấn chủ quan, vì thực tế khách quan phản ánh qua nhận thức của con người mà được nâng lên thành quan điểm, thông qua các hoạt động tư duy, thông qua khả năng, trình độ, năng lực nhận thức nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Vì vậy, nói đến nguyên tắc vừa phải nói đến cái phổ biến, vừa phải nói đến cái đặc thù của sự ra đời, hình thành một thời đại giữa nước này và nước khác, giữa chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác. Trong từng lĩnh vực cụ thể, các nguyên tắc có thể có sự tiếp thu, kế thừa và vì vậy hình thành những nét giống nhau giữa các nước có chế độ chính trị – xã hội – kinh tế khác nhau hoặc giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng các nguyên tắc lại cũng có thể có những nét rất khác nhau ở các nước và các giai đoạn khác nhau.

Về cơ bản, có thể xác định nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự chính là những tư tưởng, quan điểm thể hiện bản chất nhân dân, dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được vận dụng vào tổ chức, hoạt động thi hành án hình sự và được nâng lên thành những luận điểm, nguyên lý có tính chỉ đạo việc định hình tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.

3. Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân

Ở nước ta, các quyền và tự do cơ bản của công dân là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại các bản Hiến pháp. Thi hành án hình sự là lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới các quyền và tự do của con người, đặc biệt là các quyền và tự do cơ bản được quy định trong Hiến pháp như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín. Do đó, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân cần phải được quán triệt đầy đủ trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.

Trong thi hành án hình sự, nội dung của nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân được thể hiện:

– Khi tiến hành thi hành án hình sự, cơ quan và nhân viên thi hành án phải tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Trên thực tế, do hoạt động thi hành án là lĩnh vực hoạt động đặc thù mà nhiệm vụ thực hiện hoạt động đó lại chính là sự tước đoạt các quyền cơ bản của con người hoặc hạn chế các quyền tự do công dân của người có nghĩa vụ chấp hành án, vì vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ này vẫn thường có tình trạng các cơ quan, nhân viên thi hành án chưa nhận thức đúng yêu cầu của nguyên tắc nói trên, dẫn đến thái độ xem thường người có nghĩa vụ chấp hành án, không quan tâm hoặc thậm chí vi phạm các quyền con người của họ. Đây là một thực tế cần nhanh chóng khắc phục;

– Thường xuyên kiểm tra, kiểm sát tính hợp lý của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, khi xuất hiện các điều kiện hủy bỏ hoặc khi thấy có vi phạm pháp luật phải kịp thời hủy bỏ các quyết định đó. cần nhận thức rằng, việc tưốc đoạt hoặc hạn chế các quyền và tự do của người phải chấp hành án chỉ có thể được tiến hành trên cơ sổ và trong sự tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật. Cơ quan, nhân viên thi hành án chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có đầy đủ các căn cứ và chỉ trong giối hạn được pháp luật quy định;

– Pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật phải tôn trọng sự tự nguyện thi hành, sự tự thỏa thuận thi hành của những người có nghĩa vụ thi hành, người được thi hành và các chủ thể khác có liên quan đến việc thi hành án hình sự. Ó đây, sự tự nguyện của người phải thi hành án được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả và có thể xem như một thành công, một thành quả tích cực của công tác thi hành án, là thưốc đo về năng lực, khả năng công tác của Cơ quan thi hành án, không chỉ giúp tránh được những chi phí không cần thiết mà còn giúp duy trì được một quan hệ đồng thuận trong sinh hoạt xã hội.

4. Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án

Một trong những điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự là một bản án do một con người cụ thể, riêng biệt có nghĩa vụ chấp hành. Để bảo đảm cho việc thi hành án hình sự đạt được mục đích đề ra thì nhất thiết phải tính đến đầy đủ đặc thù vừa nêu. Bản án được chấp hành bởi một con người cụ thể, có hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội riêng biệt, với nhân cách, cá tính riêng biệt và những ưu, nhược điểm cụ thể về thể chất và tinh thần điều đó có nghĩa là việc đề cao nguyên tắc bình đẳng trong chấp hành bản án hoàn toàn không thể đồng nghĩa với việc đòi hỏi người có nghĩa vụ chấp hành án phải chấp hành một cách vô điều kiện, đánh đồng với mọi người khác mà không tính đến những đặc điểm nhân thân riêng biệt của họ. Nói cách khác, việc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quy định của Tòa án phải được xem là một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc này là cần tiến hành một cách công phu sự phân hóa các đối tượng, cá thể hóa họ theo những tiêu chí khoa học chặt chẽ trên cơ sở tính toán đầy đủ đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình, xã hội, những ưu, nhược điểm về thể chất và tinh thần và từ đó tiến hành xây dựng các kế hoạch, chương trình với các bước cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án đối với các cá nhân, con người cụ thể. Bằng cách đó, việc thi hành án hình sự mới có thể đảm bảo cả yếu tố nhân văn và cả hiệu quả xã hội của công tác này, góp phần trực tiếp vào thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, xây dựng một xã hội đồng thuận, yên vui, hạnh phúc cho mọi người.

5. Nguyên tắc đảm bảo phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan khác:

Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi hành án:

Thi hành án là hoạt động hành chính – tư pháp phức tạp mà hiệu quả của nó không chỉ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án chuyên trách mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Do vậy, bảo đảm sự phổi hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cấp chính quyên địa phương, cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong thi hành án phải được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự và cần phải được vận dụng thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn.

Trong hoạt động thi hành án hình sự, mối quan hệ phối hợp giữa ba cơ quan: Cơ quan thi hành án, Tòa án, Viện kiểm sát giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Theo quy định của pháp luật, Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức việc đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành. Nhưng hoạt động thi hành án hình sự chưa thể bắt đầu khi chưa có quyết định thi hành của Tòa án. Ngoài ra, Tòa án còn có quyền xử lý một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động thi hành án như quyết định việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án… khi có căn cứ do pháp luật quy định. Viện kiểm sát có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thi hành án cũng như của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm cho hoạt động này được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, phát hiện và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án. Sự liên quan, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan này đòi hỏi một cơ chế phối hợp đồng bộ mới có thể tạo thành hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, đảm bảo hiệu quả của thi hành án hình sự.

Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, pháp luật quy định: ngoài các cơ quan thi hành án chuyên trách đảm nhiệm thi hành hình phạt tù (cơ quan Công an, các tổ chức trong quân đội), hình phạt trục xuất (cơ quan Công an), hình phạt tiền, tịch thu tài sản (Cơ quan thi hành án dân sự) thì chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc được đảm nhiệm thi hành những hình phạt khác: quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, tưốc một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. Như vậy, chính quyền địa phương và các cơ quan tổ chức nói trên vừa có qúan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật (Toà án, Viện kiểm sát) trong tư cách là đơn vị có trách nhiệm thi hành các án không phải án phạt tù, lại vừa có quan hệ với Cơ quan thi hành án trong tư cách là đơn vị phối hợp đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án. Do vậy, một vấn đề đặt ra là cần xác định rõ cơ chê quan hệ này và cụ thể hoá bằng các quy định pháp luật nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc dẫm chân lên nhau trong công tác thi hành án.

Công dân có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án thực hiện được nhiệm vụ của mình. Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan thi hành án. Các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo và có biện pháp khắc phục.

Như vậy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân với các cơ quan thi hành án là một trong những điều kiện bảo đảm cho hoạt động thi hành án có hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Cơ quan thi hành án phụ thuộc nhiều vào mức độ phối kết hợp giữa các cơ quan thi hành án với nhau và với các cơ quan, tổ chức khác.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group